Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu

Tạp chí KHCN Số 36

Lượt xem: 991
Nguồn đăng : Ban biên tập tạp chí
DANH MỤC BÀI VIẾT
1. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TRÊN KHÍA CẠNH XÃ HỘI TẠI CÁC CÔNG TY THỦY SẢN NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 36
  • Tác giả: Phạm Thị Thùy Vân
  • Từ khóa: Doanh nghiệp thủy sản niêm yết, phân tích, hiệu quả kinh doanh, xã hội.
  • Tóm tắt

    Phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp là một hoạt động cần thiết, cho phép thu thập, xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý nhằm đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngày nay các nhà quản trị không chỉ đánh giá hiệu quả kinh doanh trên khía cạnh kinh tế mà còn chú trọng đến hiệu quả kinh doanh trên khía cạnh xã hội nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Chính vì thế, việc phân tích hiệu quả kinh doanh trên khía cạnh xã hội đang được rất nhiều doanh nghiệp trong nước quan tâm thực hiện trong đó có các doanh nghiệp thủy sản. Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về đặc điểm ngành nghề kinh doanh bài viết đã tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh trên khía cạnh xã hội tại các doanh nghiệp thủy sản niêm yết ở Việt Nam, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trên khía cạnh xã hội tại các doanh nghiệp này.

2. NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NƠI LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ TẠI HÀ NỘI
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 36
  • Tác giả: Hoàng Thu Hiền
  • Từ khóa: Quyết định lựa chọn nơi làm việc, cơ hội việc làm.
  • Tóm tắt

    Tìm được một nơi làm việc phù hợp với chuyên ngành đào tạo của sinh viên sau khi tốt nghiệp nói chung và sinh viên khối ngành kinh tế nói riêng đã trở thành một vấn đề quan tâm không chỉ đối với sinh viên mới tốt nghiệp, mà còn đối với các nhà nghiên cứu, nhà quản lý giáo dục. Chính vì vậy, mục đích của nghiên cứu này nhằm tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc tại thành phố Hà Nội hay ở địa phương của 369 sinh viên năm cuối thuộc khối ngành kinh tế tại 6 trường đại học tại Hà Nội. Kết quả nghiên cho thấy rằng 68% sinh viên từ các tỉnh có xu hướng tìm việc tại Hà Nội để tìm việc làm. Các nhân tố thu nhập kỳ vọng, cơ hội việc làm, phát triển nghề nghiệp, chính sách đãi ngộ là những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến quyết định trên.

3. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 36
  • Tác giả: Đỗ Thị Hường
  • Từ khóa: Chính sách, việc làm, lao động nông thôn.
  • Tóm tắt

    Vấn đề việc làm luôn được Nhà nước ta nói chung và lãnh đạo tỉnh Nam Định nói riêng quan tâm và có những chính sách định hướng và khuyến khích, phát triển, đặc biệt là chính sách việc làm cho lao động nông thôn. Nghiên cứu này tập trung phân tích những kết quả đạt được và những hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định. Từ đó, tác giả đề xuất một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các chính sách việc làm cho lao động nông thôn của tỉnh Nam Định trong thời gian tới.

4. VÍ ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ COVID-19:THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 36
  • Tác giả: Nông Mai Thanh
  • Từ khóa: Ví điện tử, Việt Nam, đại dịch Covid -19, thanh toán không dùng tiền mặt
  • Tóm tắt

    Thanh toán không tiền mặt đang ngày càng trở nên phổ biến, và là ngành thanh toán đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy tài chính toàn diện của quốc gia. Dịch Covid-19 đã góp phần tăăng nhanh số lượng các tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử đồng thời cũng thúc đẩy một bộ phận người dân lần đầu tiếp cận với các phương thức thanh toán trực tuyến và dần hình thành thói quen sử dụng ví điện tử trong các giao dịch mua sắm, t iêu dùng cá nhân. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại tình trạng kinh doanh thua lỗ của các tổ chức cung cấp ví điện tử, giá trị giao dịch trung bình của người dùng ví điện tử còn thấp. Bài viết tập trung phân tích thực trạng sử dụng ví điện tử Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn diễn ra dịch bệnh Covid-19, làm rõ những ưu điểm và hạn chế của hình thức thanh toán bằng ví điện tử và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển hình thức thanh toán ví điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới.

5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 36
  • Tác giả: Đỗ Mỹ Dung, Nguyễn Mạnh Hùng
  • Từ khóa: Kết quả xuất khẩu, Hoạt động xuất khẩu cà phê, Việt Nam…
  • Tóm tắt

    Khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh trong những năm gần đây và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế chung của cả nước. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu cà phê luôn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố từ thị trường và ngành hàng dẫn đến hiệu quả xuất khẩu không đạt mức tối đa. Nghiên cứu chỉ ra thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam, cùng với số liệu thống kê mô tả về các yếu tố đổi mới xuất khẩu, định hướng quốc tế và năng lực năng động để xem xét ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp cà phê Việt Nam. Nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam từ nhiều khía cạnh khác nhau.


Banner right

LIÊN KẾT WEBSITE

Banner right Banner right Banner right