1.
|
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG MỐI QUAN HỆ TỚI HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 30
- Tác giả: XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU
- Từ khóa: Chất lượng mối quan hệ, hiệu quả xuất khẩu, dệt may Việt Nam.
-
Tóm tắt
Mục tiêu của bài viết là đánh giá ảnh hưởng của chất lượng mối quan hệ giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu tới hiệu quả xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện trên 298 doanh nghiệp dệt may Việt Nam, dữ liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 23 và Smart PLS 3.0. Kết quả cho thấy, chất lượng mối quan hệ giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu có tác động tích cực tới hiệu quả xuất khẩu. Đồng thời, lòng trung thành của khách hàng và danh tiếng doanh nghiệp không có vai trò trung gian giữa chất lượng mối quan hệ và hiệu quả xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
|
2.
|
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 30
- Tác giả: Hoàng Thu Hiền, Hoàng Thị Phương Lan
- Từ khóa: Động lực học tập, Trường ĐHKTKTCN, sinh viên khối ngành kinh tế.
-
Tóm tắt
Động lực học tập tạo nên một nguồn sức mạnh, một nguồn năng lực mạnh mẽ khiến chủ thể hành động và duy trì hành động để đạt được kết quả. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng động lực học tập của sinh viên chịu tác động bởi các nhóm nhân tố thuộc về nhà trường, nhân tố thuộc về gia đình và nhân tố thuộc về đặc tính cá nhân của sinh viên đó. Với mục tiêu nghiên cứu nhằm phát hiện các nhân tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên khối ngành kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp (ĐHKTKTCN), với dữ liệu khảo sát 1832 sinh viên khối ngành kinh tế từ năm thứ 2 đến năm thứ 4 Trường ĐHKTKTCN, tác giả đã tiến hành xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 23 với kỹ thuật hồi quy đa biến, kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố: Hành vi của giảng viên, định hướng mục tiêu học tập của sinh viên, môi trường học tập, phương pháp giảng dạy có tác động tích cực đến động lực học tập của sinh viên. Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp nhà trường và các khoa thuộc khối ngành kinh tế có cơ sở để đưa ra các giải pháp và chính sách thích hợp nhằm thúc đẩy động lực học tập của sinh viên.
|
3.
|
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 30
- Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hằng, Trần Thị Thanh Tâm
- Từ khóa: Công bố thông tin trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp.
-
Tóm tắt
Nghiên cứu này với mục đích tìm hiểu thực tế thực hành và công bố thông tin trách nhiệm xã hội (CBTT TNXH) của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam và nhân tố nào ảnh hưởng đến việc thực hành CBTT TNXH. Bằng việc khảo sát 602 quan sát trong thời gian từ năm 2006-2019 từ báo cáo thường niên và báo cáo phát triển bền vững của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam với kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ CBTT TNXH của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp và nhân tố tuổi doanh nghiệp, quy định pháp luật, hiệu quả tài chính, quản trị chiến lược hướng đến trách nhiệm xã hội và ngành nghề kinh doanh là những nhân tố ảnh hưởng tích cực đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam.
|
4.
|
NHẬN DIỆN RỦI RO TÀI CHÍNH PHỤC VỤ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 30
- Tác giả: Nguyễn Hồng Anh, Nguyễn Thị Ngọc Lan
- Từ khóa: Nhận diện rủi ro tài chính, quản trị rủi ro tài chính, doanh nghiệp công nghiệp khu vực Đồng
-
Tóm tắt
Trong nền kinh tế có nhiều biến động dưới tác động của cả yếu tố khách quan và chủ quan, các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh không thể tránh khỏi các rủi ro trong đó có rủi ro tài chính. Nhận diện rủi ro tài chính là bước đầu tiên trong phân tích rủi ro tài chính phục vụ quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp. Nhận diện đầy đủ, chính xác rủi ro tài chính sẽ giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá, đo lường cũng như xử lý được các rủi ro tài chính. Nội dung bài viết sẽ tập trung phân tích, đánh giá thực trạng nhận diện rủi ro tài chính phục vụ quản trị rủi ro tài chính với phạm vi nghiên cứu tại các doanh nghiệp công nghiệp khu vực Đồng bằng sông Hồng, từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhận diện rủi ro phục vụ quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp này.
|
5.
|
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ MOBILE BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 30
- Tác giả: Trần Thanh Phúc
- Từ khóa: Mobile Banking, ngân hàng thương mại.
-
Tóm tắt
Dịch vụ Mobile Banking còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và viễn thông thì chắc chắn đây sẽ là mảng dịch vụ chủ đạo của các ngân hàng thương mại trong tương lai. Hầu hết các ngân hàng trong nước hiện nay đã và đang nắm tới dịch vụ này, trong đó có Vietcombank. Bài viết đã phân tích được thực trạng, thấy được những hạn chế và tìm ra được những giải pháp phát triển dịch vụ Mobile Banking tại Vietcombank, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, từng bước hiện đại hóa và hội nhập vào xu thế chung của thời đại.
|
6.
|
BẢO ĐẢM LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 30
- Tác giả: Lê Văn Tuyên
- Từ khóa: Lợi ích kinh tế, người lao động, doanh nghiệp tư nhân, Việt Nam.
-
Tóm tắt
Ở Việt Nam hiện nay, doanh nghiệp tư nhân tham gia vào nhiều lĩnh vực của nền kinh tế và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của đất nước sau hơn 30 năm đổi mới. Để phát triển kinh tế - xã hội, cần có nhiều động lực, trong đó, giải quyết tốt các lợi ích kinh tế, đặc biệt là lợi ích kinh tế của người lao động là một động lực quan trọng. Trong bài viết này, tác giả phân tích thực trạng, đề xuất một số giải pháp bảo đảm lợi ích kinh tế cho người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam hiện nay nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam trong thời gian tới.
|