1.
|
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC GIẢNG DẠY CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFRS) TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 26
- Tác giả: Lê Thị Bình
- Từ khóa: Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, IFRS.
-
Tóm tắt
Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đã trở thành một tất yếu trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, có am hiểu sâu rộng về IFRS là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đến việc áp dụng IFRS vào thực tiễn ở Việt Nam trong những năm sắp tới. Bài viết nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc giảng dạy IFRS tại Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp (ĐHKTKTCN) dưới góc nhìn từ các giảng viên trong khoa như thái độ của giảng viên, quy mô của khoa kế toán, số lượng giờ giảng, kinh nghiệm giảng dạy và tài liệu giảng dạy có ảnh hưởng đến việc giảng dạy IFRS trong chương trình kế toán và những thách thức gặp phải trong việc giảng dạy.
|
2.
|
ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH: THÁCH THỨC VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA VỚI VIỆT NAM
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 26
- Tác giả: Trần Thị Quỳnh Giang
- Từ khóa: IFRS, lộ trình áp dụng IFRS, tác động.
-
Tóm tắt
Trên thế giới, nhiều quốc gia đã áp dụng hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) để nâng cao chất lượng cũng như khả năng so sánh của thông tin trên các báo cáo tài chính (BCTC). Trong xu thế toàn cầu hóa về kế toán, Việt Nam cũng không thể nằm ngoài tiến trình hội nhập với hệ thống IFRS. Tuy nhiên, việc chuyển đổi hệ thống kế toán sang IFRS tại Việt Nam có thể sẽ gây ra nhiều rủi ro trở ngại và cần thiết phải có sự chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi. Trong bài viết này, tác giả nghiên cứu tổng quan về IFRS; tình hình áp dụng IFRS trên thế giới; lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam; tác giả phân tích những lợi ích và khó thăn, thách thức khi áp dụng IFRS tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp khi triển khai IFRS tại Việt Nam
|
3.
|
NÂNG CAO KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP 4.0
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 26
- Tác giả: Đinh Thị Kim Xuyến, Trần Thị Luận, Trần Thị Thanh Thúy, Phạm Thị Thanh Thùy
- Từ khóa: Kỹ năng mềm, sinh viên ngành kế toán.
-
Tóm tắt
Kỹ năng mềm là hành trang không thể thiếu của sinh viên để phát triển nghề nghiệp trong tương lai, đặc biệt trong bối cảnh công nghiệp 4.0. Qua đánh giá thực trạng sinh viên ngành kế toán Trường đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp, có thể nhận thấy 7 kỹ năng mềm cần thiết đều ở mức trung bình. Hầu hết sinh viên còn khó khăn, lúng túng khi thực hành các kỹ năng mềm. Nguyên nhân là do nhận thức và ý thức rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên, cùng với những hạn chế về cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính cho đào tạo kỹ năng mềm của nhà trường. Trên cơ sở phân tích thực trạng và xác định nguyên nhân, nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên đáp ứng các yêu cầu của người sử dụng lao động.
|
4.
|
CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN CỦA VIỆT NAM
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 26
- Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hoa
- Từ khóa: Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Quốc, doanh nghiệp (DN), kinh tế tư nhân, FDI…
-
Tóm tắt
Khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam hiện được coi là động lực trong tăng trưởng kinh tế, thời gian qua cũng chịu nhiều tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Quốc... Nghiên cứu những tác động của cuộc chiến tới khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong giai đoạn 2018 – 2019, sẽ đưa ra những giải pháp phù hợp giúp khu vực này phát triển tương xứng với tiềm năng và vai trò trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
|
5.
|
TRIẾT LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 26
- Tác giả: Lê Thị Lý
- Từ khóa: Triết lý giáo dục, giáo dục đại học, Cách mạng công nghiệp 4.0…
-
Tóm tắt
Cách mạng công nghiệp 4.0 và những ứng dụng trong giáo dục đã làm thay đổi một cách cơ bản và toàn diện lĩnh vực giáo dục đại học của nhiều nước trên thế giới, đó là một tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, thực tế này cũng đặt ra những nhiệm vụ cho chính phủ các nước trong việc đề ra quyết sách mới cho giáo đục đại học hiện đại. Phân tích những thay đổi về hệ thống, xu thế phát triển, nội dung chương trình và mục tiêu đào tạo… của giáo dục đại học trên thế giới giúp chúng ta tìm ra nội dung triết lý giáo dục đại học ở Việt Nam và khả năng vận dụng những nội dung ấy trong việc phát triển hệ thống giáo dục đại học. Với sứ mệnh đào tạo ra những công dân toàn cầu, làm việc trong thời đại số hóa hiện nay có sức khoẻ tốt, trái tim nhân hậu, bộ óc năng động, sáng tạo, kỹ năng sống thích ứng và nhất là có sự hỗ trợ của trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh và IT, ICT… các trường đại học cần có tư duy mới về giáo dục đại học trong thế kỷ XXI được xây dựng trên nền tảng triết lý giáo dục "Học để biết, học để làm việc, học để chung sống với nhau, học để làm người”, từ đó xác định rõ mục đích của người học cũng như mục tiêu đào tạo của mỗi trường là việc làm có ý nghĩa quan trọng và cần thiết.
|
6.
|
ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH DẠY HỌC KẾT HỢP – BLENDED LEARNING ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 26
- Tác giả: Nguyễn Trường Giang
- Từ khóa: Mô hình dạy học kết hợp, học tập di động.
-
Tóm tắt
Mô hình dạy học kết hợp - Blended Learning (B-Learning) là một hình thức dạy học đang được nghiên cứu và triển khai rộng rãi trên thế giới. Những nghiên cứu cho thấy B-Learning khá phù hợp với dạy học ở bậc đại học trong thời đại kỉ nguyên số. Bằng việc phân tích các mô hình B-Learning và các đặc điểm dạy học tại Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp (UNETI), tác giả đã đề xuất các định hướng thiết kế B-Learning phù hợp để nâng cao chất lượng dạy và học tại Trường.
|
7.
|
HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH “LIFE” VÀ “SPEAKOUT” TRONG GIẢNG DẠY NGÔN NGỮ TẠI UNETI TRONG THỜI ĐẠI 4.0
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 26
- Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hà
- Từ khóa: Thiết kế chương trình, giáo trình giảng dạy, LIFE, SPEAKOUT, Cách mạng công nghệ 4.0.
-
Tóm tắt
Công nghệ kỹ thuật số có ảnh hưởng tới thiết kế chương trình, lập kế hoạch giảng dạy; đặc biệt trong lớp học ngôn ngữ. Nghiên cứu làm sáng tỏ mối quan hệ của cách mạng công nghiệp 4.0 với thiết kế chương trình và lựa chọn giáo trình trong giáo dục đại học Việt Nam. Nghiên cứu mô tả này sử dụng phương pháp định lượng và định tính. Công cụ khảo sát và phiếu kiểm tra quan sát giúp thu thập dữ liệu về hiệu quả trong sử dụng giáo trình “LIFE” và “SPEAKOUT” tại UNETI. Kết quả cho thấy người học được cung cấp những hoạt động định hướng mục tiêu thú vị; được khuyến khích tham gia các hoạt động tương tác, đàm phán và tự tìm tòi nhằm chủ động sử dụng ngôn ngữ trong các bối cảnh giao tiếp; đồng thời chỉ ra nội dung giáo trình mang tính xác thực cao, nhằm thúc đẩy và tăng cường sự tự tin cho người học. Nghiên cứu nhấn mạnh việc sử dụng các giáo trình đáng tin cậy này cần được khai thác thêm để đem lại nhiều lợi ích hơn cho người học.
|
8.
|
NGHIÊN CỨU NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC PHÁT ÂM MỘT SỐ ÂM XÁT VÀ TẮC XÁT CỦA SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 26
- Tác giả: Trần Thị Khương Liên
- Từ khóa: Phát âm của sinh viên, khó khăăn, âm xát, âm tắc xát.
-
Tóm tắt
Người học tiếng Anh tại Việt Nam nói chung cũng như sinh viên không chuyên tại Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp (UNETI) nói riêng gặp nhiều khó khăn khi phát âm tiếng Anh, đặc biệt là các phụ âm. Trong bài viết này, tác giả tập trung vào phân tích những khó khăn trong việc phát âm âm xát và âm tắc xát và đề xuất các giải pháp khả thi để khắc phục những hạn chế dựa trên lý thuyết về ngữ âm và âm vị học, đặc biệt là các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát âm như vị trí cấu âm và phương thức cấu âm. Tác giả hy vọng những phân tích và một số gợi ý trong nghiên cứu này sẽ giúp các em sinh viên không chuyên đang theo học tại Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp phần nào cải thiện khả năng phát âm.
|