Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu

Tạp chí KHCN Số 19

Lượt xem: 867
Nguồn đăng : Ban biên tập tạp chí
DANH MỤC BÀI VIẾT
1. GIẢI PHÁP TẠO LỢI THẾ CẠNH TRANH CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 19
  • Tác giả: Mai Thị Lụa
  • Từ khóa: Lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, thời kỳ hội nhập.
  • Tóm tắt

    Lợi thế cạnh tranh đóng vai trò trung tâm, cốt lõi trong thành tích hoạt động của doanh nghiệp. Vì thế, việc tạo lợi thế cạnh tranh bền vững là điều tối quan trọng cho bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào. Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập, bên cạnh những cơ hội về thị trường rộng mở, các mối quan hệ đối tác mới thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ta cũng gặp không ít thách thức, khó khăn để tạo lập và duy trì lợi thế cạnh tranh như cạnh tranh ngày càng gay gắt, thể chế chính trị, pháp luật chưa hoàn thiện… Bằng phương pháp nghiên cứu khảo sát thực tiễn tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội, một số giải pháp đã được đưa ra làm cơ sở giúp các doanh nghiệp có thể vững bước đối đầu với các đối thủ trong và ngoài nước.

2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA Việt Nam SANG THỊ TRƯỜNG EU KHI THAM GIA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO Việt Nam - EU
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 19
  • Tác giả: Nguyễn Thị Phượng
  • Từ khóa: Tác động EVFTA đến xuất khẩu hàng hóa, phát triển xuất khẩu hàng hóa.
  • Tóm tắt

    Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU ( EVFTA) sẽ đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức trong việc thúc đẩy phát triển xuất khẩu hàng hóa sang thị trường đầy tiềm năng của các nước trong Liên minh châu Âu, tiến sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, thu về nguồn ngoại tệ lớn, có được thị trường rộng và ổn định… Tuy nhiên, cũng gặp phải nhiều trở ngại vì đây là thị trường luôn đòi hỏi chất lượng sản phẩm khắt khe, sự cạnh tranh về giá cả, mẫu mã chủng loại phong phú. Đặc biệt là đáp ứng yêu cầu về xuất xứ hàng hóa để được hưởng lợi thế về ưu đãi thuế quan. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam muốn tạo được lợi thế cạnh tranh và phát triển xuất khẩu ổn định thì cần phải cần sẵn sàng chuẩn bị các điều kiện đáp ứng các rào cản khắt khe mà các quốc gia này đặt ra về chất lượng sản phẩm, xuất xứ hàng hóa… để từ đó xây dựng và bảo vệ được lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam hiện nay.

3. PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 19
  • Tác giả: Nguyễn Thị Thái Thuỷ
  • Từ khóa: Thương mại điện tử.
  • Tóm tắt

    Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung các doanh nghiệp bán lẻ nói riêng tuy đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) vào hoạt động kinh doanh song vẫn chưa thực sự khai thác hết tiềm năng và cơ hội do phương thức hiện đại này đem lại. Có nhiều nguyên nhân lý giải vấn đề này như ở tầm vĩ mô là các vấn đề về khung pháp lý, môi trường và cơ sở hạ tầng cho ứng dụng... hay ở tầm vi mô là sự hạn chế về nguồn nhân lực của doanh nghiệp, thói quen cố hữu nảy sinh từ thương mại truyền thống và đặc biệt phải kể đến những cản trở về cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Để ứng dụng TMĐT có hiệu quả, các doanh nghiệp cần có sự thay đổi căn bản, từ cách nghĩ (nhận thức, tư duy chiến lược...) đến cách làm (tổ chức phòng ban, bố trí nhân sự, phân bổ nguồn lực...) đều phải tương thích và phù hợp với phương thức kinh doanh mới.

4. VẬN DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 19
  • Tác giả: Hoàng Thị Phương Lan
  • Từ khóa: Công ty cổ phần, Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, Báo cáo tài chính.
  • Tóm tắt

    Bài viết đã nêu rõ lợi ích, nguyên tắc chính và xu hướng của việc lập báo cáo tài chính theo Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Đồng thời đánh giá thực trạng về hệ thống pháp luật kế toán hiện hành và đánh giá thực trạng và các vấn đề cần giải quyết tại công ty cổ phần của Việt Nam khi vận dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp về phía công ty cổ phần và các cơ quan chức năng nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại công ty cổ phần của Việt Nam.

5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 19
  • Tác giả: Nguyễn Hồng Anh, Nguyễn Thị Ngọc Lan
  • Từ khóa: Hoạt động kiểm soát, Hệ thống kiểm soát nội bộ, Doanh nghiệp chế biến thủy sản Nam
  • Tóm tắt

    Theo mô hình kiểm soát nội bộ (KSNB) của COSO, hệ thống KSNB của doanh nghiệp (DN) gồm năm yếu tố cơ bản là: môi trường kiểm soát (KS), đánh giá rủi ro, các hoạt động KS, hệ thống thông tin, truyền thông và giám sát KS. Nhận thấy các yếu tố của hệ thống KSNB theo quan điểm của COSO mang tính khả thi và có tính hướng dẫn cụ thể khi triển khai áp dụng vào các DN vì vậy trong phạm vi bài viết này này, tác giả đã tập trung phân tích, đánh giá một trong những yếu tố cơ bản của hệ thống KSNB theo quan điểm của COSO đó là hoạt động KS với phạm vi nghiên cứu tại các DN chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Nam Định từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động KS tại các DN này.

6. NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO DỤC BẬC ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 19
  • Tác giả: Vũ Thị Thục Oanh, Nguyễn Hồng Yến
  • Từ khóa: Chất lượng đào tạo, tài chính - ngân hàng, cách mạng công nghiệp.
  • Tóm tắt

    Việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học để đáp ứng nhu cầu nhân lực có trình độ là đòi hỏi bức thiết cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra hiện nay. Chất lượng đào tạo chỉ có thể được nâng cao khi quá trình đào tạo có sự gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của người sử dụng lao động nói riêng và nhu cầu xã hội nói chung. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, chất lượng đào tạo của ngành tài chính - ngân hàng tại Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp mới chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu của các đơn vị sử dụng lao động. Điều này đòi hỏi cơ sở đào tạo cần xây dựng mối liên hệ mật thiết với khách hàng cuối cùng, thiết kế lại chương trình đào tạo để đạt được các chuẩn đầu ra theo yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động.

7. TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 19
  • Tác giả: Lê Kim Anh
  • Từ khóa: Quản trị chiến lược, năng lực quản trị chiến lược, ngân hàng thương mại.
  • Tóm tắt

    Bài báo đề cập đến vai trò quản trị chiến lược và sự cần thiết nâng cao năng lực quản trị chiến lựợc tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, một trong những ngân hàng dẫn đầu về quy mô hoạt động trên thị trường tiền tệ, giữ vai trò ngân hàng tiên phong trong hệ thống ngân hàng Việt Nam; góp phần thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các địa phương trong cả nước. Áp lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng cần phải tập trung nâng cao năng lực quản trị theo thông lệ quốc tế để đảm bảo khai thác các nguồn lực hiệu quả, tạo ra giá trị bền vững trong dài hạn.

8. NGHIÊN CỨU VIỆC SỬ DỤNG PHẢN HỒI THƯỜNG XUYÊN NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG PHÁT ÂM TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 19
  • Tác giả: Trần Thị Quỳnh
  • Từ khóa: Phát âm kém, cải thiện, phản hồi liên tục.
  • Tóm tắt

    Phát âm là phần không thể thiếu của việc học ngôn ngữ bởi vì không có nó chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc giao tiếp với nhau. Đặc biệt, người học là người Việt Nam chưa hiểu sâu rộng về cách phát âm tiếng Anh, thậm chí cả những người mong muốn trở thành giáo viên hay người phiên dịch tiếng Anh tương lai. Vấn đề này xuất phát từ thực tế là người học thiếu sự phản hồi thường xuyên về phát âm từ các giáo viên tiếng Anh của họ từ các khía cạnh khác nhau của phát âm. Vì vậy nghiên cứu hành động này đã được thực hiện nhằm tìm ra các câu trả lời cho ba câu hỏi nghiên cứu: (1) Lý do dẫn đến việc sinh viên phát âm kém là gì? (2) Các vấn đề mà sinh viên thường gặp khi phát âm các ký hiệu phụ âm tiếng Anh là gì? (3) Phản hồi thường xuyên có thể nâng cao khả năng phát âm cho sinh viên không? Nếu có thì trong phạm vi nào?


Banner right

LIÊN KẾT WEBSITE

Banner right Banner right Banner right