Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu

Tạp chí KHCN số 35

Lượt xem: 277
Nguồn đăng : Ban biên tập tạp chí
DANH MỤC BÀI VIẾT
1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỬ NHÂN KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN số 35
  • Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Lan
  • Từ khóa: Chất lượng, cử nhân kế toán, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp.
  • Tóm tắt

    Mục đích của nghiên cứu này là kiểm định sự ảnh hưởng của một số nhân tố đến chất lượng đào tạo cử nhân chuyên ngành kế toán tại Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy được sử dụng trên 568 phiếu quan sát từ sinh viên, cựu sinh viên. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 5 nhân tố bao gồm: chương trình đào tạo, hành vi và năng lực của giảng viên, cơ sở vật chất, hoạt động hỗ trợ và hành vi của nhân viên có ảnh hưởng và tác động tích cực đến chất lượng đào tạo cử nhân kế toán tại Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp.

2. TÁC ĐỘNG CỦA NĂNG LỰC CẠNH TRANH LÊN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY THỦY SẢN NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN số 35
  • Tác giả: Vũ Thanh Hương, Ngô Thanh Loan
  • Từ khóa: Năng lực cạnh tranh, chính sách cổ tức, công ty thủy sản niêm yết, chứng khoán Việt Nam.
  • Tóm tắt

    Bài báo xây dựng mô hình đánh giá tác động của năng lực cạnh tranh lên chính sách cổ tức của các doanh nghiệp. Dựa trên số liệu báo cáo tài chính của các công ty thủy sản niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam từ năm 2019-2020 và sử dụng phần mềm Stata, các tác giả đã kiểm định được mức độ tác động của từng nhân tố năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp lên chính sách cổ tức của doanh nghiệp đó. Bài báo giúp củng cố lý thuyết về tác động của năng lực cạnh tranh lên chính sách cổ tức, cũng như đưa ra các gợi ý cho doanh nghiệp về nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như việc ra các quyết định về chính sách cổ tức.

3. VẬN DỤNG MÔ HÌNH KIRKPATRICK ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ VIÊN CẤP CƠ SỞ TRONG DOANH NGHIỆP
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN số 35
  • Tác giả: Nguyễn Thị Minh Hương
  • Từ khóa: Hiệu quả, đánh giá, chương trình đào tạo, mô hình Kirkpatrick.
  • Tóm tắt

    Hiệu quả đào tạo luôn là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá giá trị của một khóa đào tạo. Mô hình đánh giá hiệu quả đào tạo của Donald Kirkpatrick là mô hình được sử dụng khá rộng rãi. Thông qua mô hình này, nhà quản trị có thể đánh giá được mức độ hài lòng của học viên, lượng kiến thức và kỹ năng họ tiếp thu được, khả năng ứng dụng những gì được học vào công việc và ảnh hưởng của chương trình đào tạo với thành công của tổ chức. Những thông tin này sẽ giúp các nhà quản trị có những giải pháp tốt hơn để nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo. Bài viết tập trung vào việc vận dụng mô hình Kirkpatrick trong đánh giá hiệu quả các chương trình đào tạo áp dụng cho các nhà quản trị cấp cơ sở trong doanh nghiệp.

4. ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN TÂM LÝ NHÂN VIÊN ĐẾN KHẢ NĂNG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO (CÔNG NGHỆ) TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN số 35
  • Tác giả: Bùi Thị Xuân
  • Từ khóa: Vốn tâm lý nhân viên, khả năng đổi mới sáng tạo, công nghệ.
  • Tóm tắt

    Nghiên cứu xác định sự ảnh hưởng của vốn tâm lý nhân viên đến khả năng đổi mới sáng tạo về công nghệ trong công việc của Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp qua việc phỏng vấn, điều tra khảo sát tập thể lãnh đạo, quản lý, cán bộ nhân viên và giảng viên đang công tác, giảng dạy tại trường. Bằng các phương pháp nghiên cứu như thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy được sử dụng qua sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20, từ đó kiểm định giả thiết bốn yếu tố thuộc vốn tâm lý: sự tự tin, hy vọng, lạc quan và kiên cường có tác động như thế nào đến khả năng đổi mới sáng tạo. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý quản trị có thể vận dụng trong ứng xử về vốn tâm lý, nhằm nâng cao khả năng đổi mới sáng tạo trong công việc tại Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp.

5. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN số 35
  • Tác giả: Phùng Thị Lan Hương
  • Từ khóa: Hoạt động tín dụng, hiệu quả hoạt động, ngân hàng thương mại.
  • Tóm tắt

    Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh doanh quốc tế, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng chịu sự tác động của cả yếu tố bên trong và bên ngoài ngân hàng. Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại có tác động đáng kể tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.


Banner right

LIÊN KẾT WEBSITE

Banner right Banner right Banner right