Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu

Tạp chí KHCN Số 42

Lượt xem: 632
Nguồn đăng : Ban biên tập tạp chí
DANH MỤC BÀI VIẾT
1. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN TÂM LÝ ĐẾN HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN NGÀNH MAY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 42
  • Tác giả: Phan Thị Minh Phương
  • Từ khóa: Vốn tâm lý, hiệu quả công việc, nhân viên ngành may, thành phố Nam Định.
  • Tóm tắt

    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của vốn tâm lý đến hiệu quả làm việc của công nhân viên ngành may trên địa bàn thành phố Nam Định. Bốn thái độ công việc cụ thể của nhân viên được nghiên cứu là sự hài lòng trong công việc, sự cam kết với tổ chức, sự căng thẳng công việc, ý định nghỉ việc. Nghiên cứu đã cho thấy vốn tâm lí và các thành phần của vốn tâm lí có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả công việc của nhân viên. Trên cơ sở nghiên cứu, tác giả đưa ra các giải pháp phù hợp để tăng năng lực vốn tâm lý, thay đổi thái độ với công việc cũng như tăng hiệu quả công việc của nhân viên.

2. NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 42
  • Tác giả: Nguyễn Thị Chi
  • Từ khóa: Mô hình, năng lực cạnh tranh.
  • Tóm tắt

    Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bao gồm (1) Năng lực tổ chức và quản lý, (2) Năng lực marketing, (3) Nguồn nhân lực, (4) Chiến lược giá, (5) Năng lực tài chính, (6) Chất lượng dịch vụ). Từ đó giúp các doanh nghiệp có thể đánh giá được khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ, mở rộng mạng lưới hoạt động, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững.

3. THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CẢNG CẠN, ICD KHU VỰC MIỀN BẮC VIỆT NAM
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 42
  • Tác giả: Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Trang
  • Từ khóa: Cảng cạn, điểm thông quan nội địa ICD, bãi container nội địa.
  • Tóm tắt

    Logistics là một lĩnh vực mới và ngày càng phát triển, đóng vai trò lớn trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Hệ thống cảng cạn, ICD – điểm thông quan nội địa góp phần hỗ trợ cho các doanh nghiệp việc thực hiện các hoạt động thông quan xuất khẩu, nhập khẩu nhanh chóng hơn. Ngoài ra, cảng cạn còn được coi là một mắt xích quan trọng trong vận tải đa phương thức, góp phần giảm chi phí vận chuyển, giảm thời gian lưu hàng tại các cảng biển. Tuy nhiên, thực trạng phát triển hệ thống cảng cạn, ICD giữa khu vực miền Nam và miền Bắc đang có sự chênh lệch rất rõ ràng. Trong khi các cảng cạn, ICD tại khu vực miền Nam có thể phát huy được hết những thế mạnh của mình thì hệ thống cảng này tại miền Bắc lại hoạt động rất trầm lắng, chưa phát huy hết được những lợi thế của một hệ thống cảng nội địa ICD. Do đó, cần một giải pháp cụ thể để phát triển hệ thống cảng cạn, ICD tại khu vực miền Bắc, phát huy được hết những hệ thống dịch vụ của một cảng cạn, tránh lãng phí về nguồn lực tại khu vực này.

4. TRÁCH NHIỆM MỞ RỘNG CỦA NHÀ SẢN XUẤT (EPR) VỚI SỰ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN Ở VIỆT NAM
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 42
  • Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phạm Thị Thùy Vân
  • Từ khóa: Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, kinh tế tuần hoàn, Việt Nam.
  • Tóm tắt

    Mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam với việc chú trọng vào quản lý, tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín, hạn chế tối đa việc phát thải ra môi trường. Ngoài ra, Luật môi trường 2020 quy định EPR (Extended Producer Responsibility) - trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất sẽ có hiệu lực ở Việt Nam từ đầu năm 2024. Theo đó, doanh nghiệp (DN) sản xuất thay vì chỉ tái chế lượng rác từ sản phẩm theo tinh thần tự nguyện bây giờ sẽ là trách nhiệm bắt buộc. Như vậy có thể thấy khi DN thực hiện EPR sẽ tạo động lực để ngày càng nhiều phụ phẩm được thu gom để mang đi tái chế, tạo ra giá trị kinh tế mới. Nội dung của bài viết sẽ tập trung phân tích đặc điểm của mô hình KTTH, quy định về EPR, thực trạng triển khai ERP tại Việt Nam, từ đó đề xuất các khuyến nghị để việc thực thi EPR có hiệu quả góp phần thúc đẩy mô hình KTTH ở Việt Nam.

5. TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH HÀ NỘI
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 42
  • Tác giả: Phương Mai Anh, Lê Kim Anh
  • Từ khóa: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, doanh nghiệp lữ hành, sự hài lòng của khách hàng.
  • Tóm tắt

    Trách nhiệm xã hội đang là lĩnh vực nghiên cứu được quan tâm tại Việt Nam, trong du lịch vấn đề này được đặc biệt quan tâm sau khi ngành du lịch ban hành tiêu chuẩn về du lịch có trách nhiệm. Bài viết tập trung xây dựng cơ sở lý luận và phân tích cảm nhận của khách hàng về hoạt động trách nhiệm xã hội (TNXH) của doanh nghiệp lữ hành Hà Nội và tác động của nó đến sự hài lòng và thái độ của khách du lịch đối với doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy cảm nhận về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (TNXHDN) của du khách có tác động thuận chiều đến sự hài lòng của du khách và có ảnh hưởng gián tiếp đến thái độ của khách hàng.

6. SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN KHOA DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 42
  • Tác giả: Đỗ Thị Phượng
  • Từ khóa: Dịch vụ đào tạo, chất lượng dịch vụ, sự hài lòng.
  • Tóm tắt

    Ngày nay, giáo dục đại học được xem là một loại hình dịch vụ và sinh viên đóng vai trò vừa là khách hàng tham gia trực tiếp vào toàn bộ quá trình tạo ra dịch vụ vừa là sản phẩm của giáo dục đào tạo. Theo đó, sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của cơ sở giáo dục đại học. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo luôn là vấn đề được các trường đại học đặc biệt quan tâm. Với mong muốn góp phần vào việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo của Khoa Du lịch và Khách sạn tại Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp, tác giả tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên để từ đó có cơ sở đưa ra một số đề xuất, kiến nghị giúp Nhà trường có sự thay đổi, điều chỉnh kịp thời trong công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao cho xã hội.

7. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH NÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 42
  • Tác giả: Phạm Xuân Phú
  • Từ khóa: Sản phẩm du lịch, du lịch nông nghiệp, tỉnh Hưng Yên.
  • Tóm tắt

    Hưng Yên là một tỉnh thuần nông. Với nguồn tài nguyên nhân văn đa dạng và phong phú, hệ thống các cảnh quan nông nghiệp, các làng nghề truyền thống, cùng những yếu tố đặc trưng của vùng văn minh lúa nước, Hưng Yên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm qua ngành du lịch Hưng Yên chưa khai thác được hết tiềm năng du lịch nông nghiệp. Trong đó, sản phẩm du lịch nông nghiệp chưa được chú trọng phát triển, sản phẩm chủ yếu là tự phát, manh mún, chưa mang tính đặc trưng và sức cạnh tranh so với các tỉnh, thành phố trong khu vực đồng bằng sông Hồng nói riêng và cả nước nói chung. Bài viết phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới.


Banner right

LIÊN KẾT WEBSITE

Banner right Banner right Banner right