Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu

Tạp chí KHCN Số 39

Lượt xem: 618
Nguồn đăng : Ban biên tập tạp chí
DANH MỤC BÀI VIẾT
1. XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÍNH HẤP DẪN CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH HÀ NỘI DỰA TRÊN QUAN ĐIỂM CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 39
  • Tác giả: Phạm Thị Ngoan, Trần Tuệ An
  • Từ khóa: Tính hấp dẫn, điểm đến du lịch, Hà Nội, khách du lịch nội địa.
  • Tóm tắt

    Bài báo này tóm tắt những nét cơ bản về việc đánh giá mức độ hấp dẫn của điểm đến du lịch với khách du lịch nói chung và khách du lịch nội địa nói riêng. Bài viết đi sâu vào việc nghiên cứu và xây dựng một mô hình đánh giá tính hấp dẫn của điểm đến du lịch Hà Nội căn cứ vào các đặc điểm đặc trưng của điểm đến này. Mô hình là cơ sở để gợi ý, kiến nghị chính sách với chính quyền địa phương, các nhà quản lý du lịch, cộng đồng địa phương… nhằm hướng đến phát triển du lịch Hà Nội, phát triển tiến đến phát triển bền vững, góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế của Thủ đô trong thời gian sắp tới.

2. THÚC ĐẨY KHỞI NGHIỆP DU LỊCH NÔNG THÔN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỸ ĐỨC
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 39
  • Tác giả: Lê Thị Kim Chi
  • Từ khóa: Du lịch nông thôn, khởi nghiệp, phát triển bền vững.
  • Tóm tắt

    Khởi nghiệp tạo ra tăng trưởng và được xem như một phương tiện cho đổi mới, do vậy, có thể được coi là động lực trung tâm của phát triển kinh tế. Du lịch là một trong những ngành kinh tế cần đa dạng hóa mạnh mẽ các sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng các loại nhu cầu du lịch mới ngày càng tăng, bao gồm các cơ hội cho du lịch bền vững hơn. Huyện Mỹ Đức, một điểm đến du lịch với nhiều đặc điểm tự nhiên và văn hóa, được chọn làm địa bàn nghiên cứu. Đây là một khu vực thâm canh nông nghiệp, có tiềm năng phát triển doanh nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, môi trường và văn hóa kinh doanh trong khu vực này còn kém. Đó là do đặc trưng của cộng đồng nông thôn này. Bài báo trình bày kết quả phân tích SWOT về phát triển khởi nghiệp du lịch nông thôn ở huyện Mỹ Đức; từ đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm khắc phục những trở ngại cho phát triển khởi nghiệp theo định hướng bền vững ở các khu du lịch nông thôn.

3. NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC CỦA CÁC NHÀ THUỐC
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 39
  • Tác giả: Nguyễn Ngọc Hải
  • Từ khóa: Địa bàn Hà Nội, nhà thuốc tư nhân, quyết định đầu tư.
  • Tóm tắt

    Trong những năm gần đây, thị trường bán lẻ dược phẩm của Việt Nam trở nên sôi động và cạnh tranh gay gắt hơn bao giờ hết với sự tham gia của các tập đoàn tên tuổi lớn như Pharmacity, Long Châu, An Khang. Đứng trước áp lực cạnh tranh, các nhà thuốc tư nhân truyền thống có ba lựa chọn hoặc là mở rộng đầu tư đáp ứng nhu cầu thị trường hoặc là cần có sự liên kết giữa nhà thuốc bán lẻ với nhau hình thành các nhóm lớn, các chuỗi, hiệp hội để nâng cao sức cạnh tranh hoặc bị loại bỏ. Nghiên cứu đã chỉ ra 4 nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư mở rộng hoạt động cung ứng thuốc của các nhà thuốc tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội, đó là nhân tố cơ sở vật chất phục vụ, nhân tố đặc điểm chủ sở hữu, nhân tố môi trường bên ngoài và nhân tố hệ thống chính sách pháp luật.

4. TĂNG TRƯỞNG CHO VAY VÀ SỰ AN TOÀN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 39
  • Tác giả: Phùng Thị Lan Hương
  • Từ khóa: Hoạt động cho vay, sự an toàn, ngân hàng thương mại.
  • Tóm tắt

    Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh quốc tế, hoạt động cho vay của các ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro. Đảm bảo tăng trưởng cho vay cùng với sự an toàn của ngân hàng có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

5. THỰC TRẠNG NHÂN LỰC LOGISTICS VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LOGISTICS CHO CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS VIỆT NAM HIỆN NAY
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 39
  • Tác giả: Nguyễn Thị Hoài, Nguyễn Thị Huyền
  • Từ khóa: Nguồn nhân lực logistics.
  • Tóm tắt

    Logistics là một lĩnh vực quan trọng và ngày càng phát triển, đóng vai trò lớn trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu cho ngành logistics vẫn đang ở mức thấp, và chất lượng chưa cao. Bởi vậy, Nhà nước và Chính phủ cần có sự quan tâm, chính sách tạo điều kiện và làm cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo, thúc đẩy hơn nữa việc áp dụng thực tế trong các cơ sở đào tạo, từ đó nâng cao tính thực tiễn trong các chương trình đào tạo của ngành logistics. Bản thân các doanh nghiệp cần có những giải pháp nâng cao chất lượng, liên kết, tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực trong tương lai, từ đó có thể đáp ứng được các yêu cầu trong công việc về sau. Các cơ sở đào tạo ngành logistics cần chủ động đổi mới, cập nhật, liên kết với các doanh nghiệp để tăng tính thực tiễn thực hành trong chương trình giảng dạy, chương trình đào tạo đổi mới để phù hợp với thực tiễn nhu cầu lao động của ngành.

6. NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO, HÌNH ẢNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VỚI SỰ HÀI LÒNG VÀ MỨC ĐỘ TRUNG THÀNH CỦA SINH VIÊN: NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 39
  • Tác giả: Ngô Văn Thứ, Nguyễn Văn Hưng, Trần Thọ Khải
  • Từ khóa: Sự hài lòng, lòng trung thành, chất lượng dịch vụ đào tạo, hình ảnh trường đại học.
  • Tóm tắt

    Sự cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục đại học ngày càng gay gắt. Nghiên cứu tập trung vào việc xác định mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ đào tạo, hình ảnh trường đại học với sự hài lòng và mức độ trung thành của sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp. Số liệu sơ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập trên cơ sở chọn mẫu thuận tiện từ 589 sinh viên đang học đại học từ năm thứ nhất đến năm thứ tư tại trường. Dữ liệu được phân tích bằng cách sử dụng Mô hình phương trình cấu trúc (SEM) và Phân tích phương sai (ANOVA) với SPSS20 và AMOS 24. Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ đào tạo, hình ảnh trường đại học với sự hài lòng và mức độ trung thành của sinh viên. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao sự hài lòng và mức độ trung thành của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo tại trường.

7. CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN TRONG SINH VIÊN Ở ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 39
  • Tác giả: Đào Thanh Bình
  • Từ khóa: Phát triển Đảng, Đảng bộ.
  • Tóm tắt

    Đảng viên và công tác phát triển đảng viên có vị trí, vai trò quan trọng. Làm tốt công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ở Đảng bộ Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp là một trong những chủ trương, giải pháp thiết thực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ở Đảng bộ Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp là nhiệm vụ của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, các tổ chức, các lực lượng có liên quan mà trực tiếp là cấp ủy, tổ chức đảng, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, nhằm kết nạp vào Đảng đội ngũ đảng viên trẻ là sinh viên có số lượng, chất lượng cao, có khả năng phát triển tốt, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo đội ngũ kỹ sư khoa học - nguồn nhân lực chất lượng cao.


Banner right

LIÊN KẾT WEBSITE

Banner right Banner right Banner right