Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu

DANH MỤC BÀI VIẾT
1. NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP LEGITHIN CHỨC NĂNG CÓ SỬ DỤNG ENZYME LÀM CHẤT XÚC TÁC
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 12
  • Tác giả: Vũ Phương Lan
  • Từ khóa: Phospholipid, lecithin, phospholipid chức năng, CLA, GC.
  • Tóm tắt

    Tổng hợp phospholipid chức năng bằng cách cho phản ứng với axit béo tự do với sự xúc tác của enzyme. Tiến hành thí nghiệm với 3 dung môi hữu cơ là hexane, toluen và glycerol; và 1 thí nghiệm không sử dụng dung môi. Axit béo có nối đôi liên hợp linoleic (CLA) và lecithin được lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu. Thành phần axit béo trong phân tử lecithin, và lecithin chức năng và phân tử PC và PE của lecithin hoặc lecithin chức năng được phân tách bằng TLC cũng được phân tích bằng sắc ký khí (GC). Kết quả sau 48 giờ phản ứng, lượng CLA liên kết vào lecithin cao nhất là 46,98 mol% trong phản ứng không sử dụng dung môi hữu cơ.

2. PHÁT TRIỂN SUY LUẬN THỐNG KÊ CHO SINH VIÊN ĐỂ XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI TOÁN THỐNG KÊ TRONG KINH TẾ, KỸ THUẬT
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 12
  • Tác giả: Trần Thị Hoàng Yến
  • Từ khóa: Suy luận, thống kê.
  • Tóm tắt

    Thống kê là một ngành khoa học độc lập, là một công cụ phục vụ đắc lực trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống cũng như trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, kinh tế, kỹ thuật. Ở bậc đại học, thống kê được giảng dạy cho tất cả sinh viên khối ngành kinh tế, kỹ thuật. Sự phát triển năng lực suy luận thống kê cho sinh viên nhằm đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp tương lai cũng như sẵn sàng ứng phó với những tình huống xuất hiện trong cuộc sống thực tiễn có liên quan đến số liệu thống kê. Hơn thế nữa suy luận thống kê giúp sinh viên xây dựng các bài toán thống kê để đánh giá, cũng như khẳng định tính khả thi cho công việc mình đang thực hiện, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn trong các tình huống thực tiễn.

3. ÁP DỤNG LÝ THUYẾT ĐIỂM BẤT ĐỘNG ĐỂ CHỨNG MINH TÍNH DUY NHẤT NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH TOÁN TỬ NGẪU NHIÊN CÓ NHIỄU
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 12
  • Tác giả: Trần Thị Kim Thanh
  • Từ khóa: Toán tử ngẫu nhiên có nhiễu, điểm bất động.
  • Tóm tắt

    Phương trình toán tử ngẫu nhiên có nhiễu là một trong các hướng nghiên cứu của lý thuyết xác suất hiện đại. Bài báo nghiên cứu tính duy nhất nghiệm của phương trình toán tử ngẫu nhiên có nhiễu, áp dụng lý thuyết điểm bất động để tìm điều kiện đủ của bài toán trên. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để tìm lời giải phương trình ngẫu nhiên có nhiễu.

4. NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VỀ ĐIỀU KHIỂN HỆ MÁY PHÁT ĐIỆN SỨC GIÓ KIỂU DFIG TRONG ĐIỀU KIỆN LƯỚI CÂN BẰNG
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 11
  • Tác giả: Nguyễn Thị Thành
  • Từ khóa: Ổn định, phương pháp backstepping, máy phát điện sức gió nguồn kép.
  • Tóm tắt

    Máy phát điện sức gió sử dụng động cơ không đồng bộ rotor dây quấn (KĐB-RDQ), còn được gọi là không đồng bộ nguồn kép DFIG (Doubly-Fed-Induction-Generator). Việc nghiên cứu, thiết kế các bộ điều khiển nhằm đảm bảo cho máy phát làm việc ổn định với lưới là vấn đề có tính thời sự, đang thu hút sự chú ý của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Trong bài báo này tác giả nghiên cứu việc sử dụng phương pháp Backstepping để thiết kế bộ điều khiển cho máy phát kiểu DFIG. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh được chất lượng điều khiển máy phát trong hệ thống DFIG tốt hơn so với phương pháp điều khiển tuyến tính thông thường.

Pagination

Banner right

LIÊN KẾT WEBSITE

Banner right Banner right Banner right