Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu

DANH MỤC BÀI VIẾT
1. NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ANSYS TRONG QUÁ TRÌNH DẬP THỦY CƠ CHI TIẾT RỖNG TỪ PHÔI TẤM HAI LỚP
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 12
  • Tác giả: Hoàng Anh Tuấn
  • Từ khóa: ANSYS, dập thủy cơ, mô phỏng số.
  • Tóm tắt

    Phương pháp dập thủy cơ - dưới tác dụng của môi trường chất lỏng kết hợp với “phần cứng” của dụng cụ gây biến dạng - sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự biến dạng của vật liệu theo hướng mong muốn. Nhờ vậy, nó được ứng dụng rộng rãi trong chế tạo những chi tiết có hình dáng phức tạp, những chi tiết làm từ những vật liệu khó biến dạng… xuất phát từ những ưu điểm so với phương pháp dập vuốt thông thường và khả năng ứng dụng của công nghệ này. Bài báo dưới đây trình bày các kết quả nghiên cứu công nghệ dập thủy cơ trong tạo hình chi tiết rỗng từ phôi tấm hai lớp với việc ứng dụng phần mềm ANSYS để mô phỏng quá trình dập. Độ chính xác của các kết quả mô phỏng số và tính khả dụng được chứng minh qua thực nghiệm.

2. ỨNG DỤNG THUẬT TOÁN ĐIỀU KHIỂN THÍCH NGHI CHO HỆ CHUYỂN ĐỘNG TAY MÁY ALMEGA16 TRONG KHÔNG GIAN LÀM VIỆC
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 12
  • Tác giả: Võ Thu Hà
  • Từ khóa: Thuận toán điều khiển thích nghi Li-Slotine, Robot Almega16.
  • Tóm tắt

    Bài báo đề cập đến vấn đề ứng dụng thuật toán điều khiển thích nghi Li-Slotine không gian làm việc cho hệ chuyển động tay máy Almega16. Bộ điều khiển này không yêu cầu biết chính xác các tham số hằng bất định của hệ thống và đã được giải quyết bằng việc ước lượng, chỉnh định lại các tham số hằng bất định. Thuật toán điều khiển thích nghi Li-Slotine luôn có hệ thống nhận dạng tham số động học của hệ thống, luôn cập nhật các tham số hằng bất định để so sánh giá trị chỉnh định với giá trị thực rồi đưa vào bộ điều khiển để hiệu chỉnh. Kết quả được thể hiện qua mô phỏng trên phần mềm Matlab-Simulink và thực nghiệm cho thấy hệ chuyển động Robot ALmega16 đã đáp ứng được yêu cầu điều khiển: đảm bảo sai số của vị trí của khâu tác động cuối nhanh chóng đạt tới không với thời gian quá độ nhỏ làm cho hệ thống kín ổn định theo tiêu chuẩn Lyapunov.

3. ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ SỢI ĐẾN ĐẶC TÍNH MAO DẪN NƯỚC CỦA CÁC ỐNG SỢI POLYESTER FILAMENT ĐÚN
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 12
  • Tác giả: Nguyễn Thị Thảo
  • Từ khóa: Sợi, mật độ sợi, mao dẫn nước, sợi filament dún.
  • Tóm tắt

    Bài báo nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ sợi đến chiều cao mao dẫn nước, độ dẫn nước của các ống sợi 100% polyester filamen dún để từng bước lựa chọn được vật liệu dệt làm ống bơm nước chế tạo thảm tưới. Những ống sợi 100% polyester filament dún (OX) sử dụng trong nghiên cứu này có mật độ sợi từ 0,05 g/cm3 đến 0,365 g/cm3. Kết quả đã cho thấy chiều cao mao dẫn lớn nhất của ống sợi filament không dún (OX8) là 21,8 cm ở mật độ 0,295g/cm3. Kết quả còn cho thấy độ dẫn nước của ống sợi polyester filament dún (OX8) lớn nhất. Do đó, ống sợi polyester filament dún (OX8) có thể lựa chọn làm ống bơm nước chế tạo thảm tưới.

4. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG 4,4-DDT BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHỔ KHỐI PHA LOÃNG ĐỒNG VỊ (IDMS): ĐÁNH GIÁ ĐỘ KHÔNG ĐẢM BẢO ĐO
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 12
  • Tác giả: Phạm Anh Tuấn, Nguyễn Trường Chinh, Đặng Ngọc Long, Bùi Việt Vương, Ngô Thị Lý, Ngô Huy Thành
  • Từ khóa: Độ không đảm bảo đo.
  • Tóm tắt

    Mối quan tâm lớn nhất hiện nay trong đo lường hóa học liên quan đến liên kết chuẩn của các phép đo phân tích tới hệ thống đơn vị quốc tế (SI) và đánh giá độ không đảm bảo phù hợp với các hướng dẫn quốc tế cung cấp bởi Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO). Phương pháp phổ khối pha loãng đồng vị được coi là một phương pháp chuẩn đầu, có thể đảm bảo các kết quả phép đo được liên kết chuẩn tới đơn vị SI. Trong bài báo này, việc đánh giá độ không đảm bảo đo của các giá trị từ phép đo nhiều mẫu bằng phương pháp phổ khối pha loãng đồng vị (IDMS) đã được thảo luận.

Pagination

Banner right

LIÊN KẾT WEBSITE

Banner right Banner right Banner right