Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu

DANH MỤC BÀI VIẾT
1. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TAGUCHI TỐI ƯU HÓA CÁC THÔNG SỐ ĐẦU VÀO QUÁ TRÌNH ÉP PHUN SẢN PHẨM MẶT NẠ XE MÁY HONDA WAVE 2012
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 13
  • Tác giả: Kiều Xuân Viễn
  • Từ khóa: Taguchi, tối ưu hóa, ép phun, Moldflow
  • Tóm tắt

    Sản phẩm nhựa hiện nay đang chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vật liệu nhựa ngày càng có những tính chất ưu việt như về chất lượng và độ bền. Để có được các sản phẩm nhựa đạt chất lượng và hiệu quả cao thì các thông số đầu vào cho quá trình ép phun là rất quan trọng. Phương pháp Taguchi là phương pháp tối ưu hóa quá trình gián đoạn, là phương pháp hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề về tối ưu hóa các thông số đầu vào quá trình ép phun. Bài báo trình bày về các vấn đề trong thiết kế, phân tích sản phẩm nhựa, kiểm nghiệm quá trình ép phun sản phẩm trên phần mềm Moldflow và tối ưu hóa các thông số đầu vào quá trình ép phun bằng phương pháp Taguchi.

2. XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THÔNG SỐ: ĐỘ KÉO DÀI XUNG (Ton) VÀ KHOẢNG CÁCH XUNG (Toff) TỚI ĐỘ NHÁM BỀ MẶT (Ra) KHI GIA CÔNG THÉP C45 TRÊN MÁY CẮT DÂY DEM 320 A
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 13
  • Tác giả:
  • Từ khóa:
  • Tóm tắt

3. PHƯƠNG PHÁP VẼ VÀ LẬP TRÌNH NG GIA CÔNG BIÊN DẠNG MỘT SỐ CHI TIẾT ĐẶC BIỆT TRÊN PHẦN MỀM SOLIDWORKS, MASTERCAM
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 12
  • Tác giả: Trần Ngọc Hải, Nguyễn Tiến Dũng
  • Từ khóa: Lập trình NC.
  • Tóm tắt

    Gia công các chi tiết dạng cam phẳng, các bánh răng đặc biệt… có biên dạng là đường Acsimet, hipôxiclôit, êpixiclôit… theo phương pháp truyền thống thường rất khó khăn, biên dạng chi tiết có độ chính xác không cao. Bài báo trình bày phương pháp gia công mới, theo đó trước hết phải thiết lập phương trình mô tả biên dạng chi tiết, sau đó sử dụng các phần mềm SolidWorks, Mastercam để vẽ, lập trình, gia công trên máy CNC. Kết quả thu được chi tiết có độ chính xác cao. Đây là phương pháp tiên tiến, đúng với công nghệ sản xuất hiện đại.

4. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ÁP SUẤT CHẤT LỎNG DẬP THỦY TĨNH CHI TIẾT VỎ MỎNG DẠNG CHỎM CẦU VẬT LIỆU AA5182 TRÊN CƠ SỞ MÔ PHỎNG SỐ
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 12
  • Tác giả: Vũ Đức Quang
  • Từ khóa: Dập thủy tĩnh, mô phỏng số dập thủy tĩnh, biến dạng dẻo kim loại.
  • Tóm tắt

    Dập vuốt là một trong những quá trình tạo hình kim loại tấm quan trọng, được ứng dụng rất rộng rãi trong các ngành công nghiệp hiện đại và cũng là yếu tố có vai trò quan trọng trong tương lai. Bài báo này nhằm mục đích nghiên cứu khả năng tạo hình của vật liệu nhôm AA5182 ở nhiệt độ phòng bằng phương pháp dập thủy tĩnh. Tỷ lệ dập vuốt và áp suất chất lỏng là các thông số công nghệ được khảo sát. Mô phỏng phần tử hữu hạn được thực hiện bằng cách sử dụng Eta/Dynaform với tính năng siêu mạnh LS-DYNA mô phỏng hoàn chỉnh hệ thống khuôn dập thủy tĩnh. Trên cơ sở mô phỏng quá trình dập thủy tĩnh cho ta thấy tỷ lệ dập vuốt tăng khi xác định thông số áp suất chất lỏng trong lòng cối hợp lý. So sánh giữa các bộ kết quả ta nhận được độ tin cậy giữa mô phỏng và kết quả thực nghiệm.

Pagination

Banner right

LIÊN KẾT WEBSITE

Banner right Banner right Banner right