Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu

DANH MỤC BÀI VIẾT
1. TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG DỤNG CỤ KIỂM TRA 3D CHI TIẾT CƠ KHÍ SỬ DỤNG HỆ THỐNG QUÉT LASER ĐƯỜNG
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 14
  • Tác giả: Đặng Văn Hòa
  • Từ khóa: Tính toán, thiết kế, kiểm tra 3D chi tiết cơ khí, quét laser đường.
  • Tóm tắt

    Khoa học công nghệ phát triển đã đưa công nghệ quét 3D vào trong đo lường hiện đại với độ chính xác, năng suất, khả năng đáp ứng cao hơn rất nhiều so với các phương pháp truyền thống. Từ đó nâng cao khả năng tự động hóa quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Trên thị trường hiện nay đã xuất hiện nhiều loại máy đo 3D công nghiệp gọn nhẹ về kích thước và đạt độ chính xác cao nhưng chi phí rất đắt và không phù hợp với nền công nghiệp Việt Nam hiện nay. Bài báo trình bày phương pháp thiết kế và mô hình hóa thiết bị kiểm tra kích thước chi tiết cơ khí đạt độ chính xác cao với kết cấu đơn giản và chi phí thấp.

2. NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KHUYẾT TẬT DO MẤT ỔN ĐỊNH TRONG CÔNG NGHỆ TẠO HÌNH VẬT LIỆU
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 14
  • Tác giả: Trương Minh Đức
  • Từ khóa: Khuyết tật, mất ổn định, tạo hình vật liệu.
  • Tóm tắt

    Khi tính toán công nghệ người thiết kế cần phải xem xét sao cho tránh được các khuyết tật có thể xuất hiện trong vật dập. Tuy nhiên, một trong các dạng khuyết tật rất khó phát hiện khi tính toán công nghệ đó là trường hợp ngậm xỉ trong vật liệu do biến dạng phôi bị gấp và không thể loại bỏ được khi đã hoàn thành sản phẩm. Sự hình thành khuyết tật chủ yếu là khi vật liệu bị nén, chồng, ép. Bài báo tập trung nghiên cứu quá trình hình thành khuyết tật do mất ổn định bằng phần mềm DEFORM, từ đó có thể tối ưu các thông số đầu vào tránh được những khuyết tất do mất ổn định. Dựa vào kết quả mô phỏng giúp người thiết kế khuôn và người thiết kế quy trình công nghệ dập lựa chọn hợp lý hình dạng hình học của khuôn, phôi ban đầu cũng như các thông số cơ bản.

3. XÁC ĐỊNH CỰC TRỊ HÀM PHI TUYẾN BẰNG MAPLE, ỨNG DỤNG XỬ LÝ SỐ LIỆU THỰC NGHIỆM, XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ GẮT TỐI - U KHI DÙNG DAO THÉP GIÓ PHỦ TIN PHAY THÉP HỢP KIM 9XE
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 14
  • Tác giả: Trần Ngọc Hải
  • Từ khóa: Cực trị hàm phi tuyến, tối ưu chế độ cắt.
  • Tóm tắt

    Bài báo trình bày phương pháp xác định cực trị hàm phi tuyến bằng Maple, ứng dụng sử lý số liệu thực nghiêm, xác định chế độ cắt tối ưu khi dùng dao thép gió phủ TiN phay thép 9XC. Quá trình tính toán, thiết lập hàm mục tiêu theo các biến công nghệ (s, v, t), xác định tối ưu (s, v, t) để hàm mục tiêu đạt cực trị được thực hiện nhanh chóng bằng (Maple, Math) là các phần mềm toán thông dụng, thuận tiện cho người sử dụng, phạm vi áp dụng rộng.

4. NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP TAGUCHI ĐỂ LỰA CHỌN CÁC THÔNG SỐ CẮT TỐI ƯU CHO QUÁ TRÌNH GIA CÔNG PHAY KHUÔN LÀM BẰNG THÉP AS 3678-250 TRÊN MÁY PHAY GNG
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 14
  • Tác giả: Chu Việt Cường, Bùi Ánh Hưng
  • Từ khóa: Tối ưu hóa, gia công cắt gọt, phương pháp Taguchi.
  • Tóm tắt

    Bài báo trình bày việc nghiên cứu phương pháp Taguchi để lựa chọn các thông số cắt tối ưu (S, V, t) cho quá trình gia công phay khuôn ép nhựa làm bằng thép hợp kim AS 3678-250 trên trung tâm gia công CNC sao cho đạt được độ nhám nhỏ nhất và độ mòn dao nhỏ nhất. Đây là một phương pháp tiếp cận mới, dễ sử dụng và đang được sử dụng rất rộng rãi trong các ngành công nghiệp sản xuất.

Pagination

Banner right

LIÊN KẾT WEBSITE

Banner right Banner right Banner right