Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu

DANH MỤC BÀI VIẾT
1. PHƯƠNG PHÁP TĂNG KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MISOLIDS GIẢI MỘT SỐ DẠNG TOÁN DẦM SIÊU TĨNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP LỰC
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 15
  • Tác giả: Trần Ngọc Hải
  • Từ khóa: Phần mềm MDSOLIDS, dầm siêu tĩnh, phương pháp lực.
  • Tóm tắt

    Những phương pháp thông thường sử dụng phần mềm MDSOLIDS không giải được bài toán dầm siêu tĩnh... Với cách tiếp cận khác, bằng cách sơ đồ hoá dầm siêu tĩnh, tính các liên kết thừa theo phương pháp lực, gán giá trị các liên kết thừa lên hệ cơ bản. Bài toán siêu tĩnh trở thành bài toán tĩnh định, từ đó dùng MDSOLIDS giải bài toán. Đây là điểm tích cực nhất được đề cập đến trong bài báo, khai thác được khả năng tính toán, vẽ biểu đồ rất mạnh của phần mềm. Phạm vi ứng dụng rộng, thuận tiện cho người sử dụng.

2. NGHIÊN CỨU CHẾ BIẾN BỘT KHOAI UỐNG LIỀN TỪ KHOAI LANG CỦ
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 15
  • Tác giả: Vũ Thị Ngọc Bích
  • Từ khóa: Khoai lang, bột khoai, bột khoai uống liền.
  • Tóm tắt

    Nghiên cứu chế biến bột khoai uống liền từ khoai Lang Hoàng Long, giống vỏ nâu, ruột vàng, thu hoạch tháng 7, năm 2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy, axit axetic có tác dụng tốt trong việc hạn chế phản ứng sẫm màu khi chế biến khoai lang củ tươi. Ở nồng độ 0,3% và thời gian ngâm 30 phút xử lý khoai lát, sản phẩm bột khoai đạt độ trắng tốt: 78%. Khoai lát sau xử lý được hấp chín và sấy ở nhiệt độ 70°C cho chất lượng bột khoai tốt nhất về hương vị và màu sắc. Bột khoai phối trộn thêm 5÷ 6% bột đậu xanh và 4÷5% bột nếp cùng với đường kính 10%, muối ăn 0,1%, đạt được tính chất cảm quan tốt làm tăng giá trị dinh dưỡng cho bột khoai uống liền.

3. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG MN PHA TẠP LÊN CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT QUANG CỦA VẬT LIỆU HUỲNH QUANG ÁNH SÁNG ĐỎ K2SIF6:MN4+
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 15
  • Tác giả: Trần Tất Đạt, Nguyễn Duy Hùng, Nguyễn Thị Khôi, Nguyễn Hữu Dũng, Phạm Thành Huy, Dương Thanh Tùng
  • Từ khóa: Vật liệu huỳnh quang, cường độ huỳnh quang PL, nồng độ pha tạp.
  • Tóm tắt

    Nghiên cứu này tập trung khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng tiền chất Mn đối với cấu trúc và tính phát quang của bột huỳnh quang ánh sáng đỏ K2SiF6:Mn4+(KSF:Mn) chế tạo bằng phương pháp đồng kết tủa. Ban đầu, hàm lượng tiền chất KMnO4 tăng lên, hàm lượng pha tạp Mn trong K2SiF6 tăng dẫn đến khả năng phát quang tốt. Tuy nhiên, tiếp tục tăng lượng KMnO4, các sản phẩm phụ Mn3+ kết tủa có tính bền vững hơn được hình thành như KMnF4 hoặc K2MnF5, chúng không phải là chất phosphor hiệu quả và kết quả làm giảm sự phát quang quang phổ tổng thể (PL). Cường độ PL tối đa của vật liệu huỳnh quang KSF:Mn đạt được với tỷ lệ Mn/Si khoảng 8,5%.

4. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH SỐ TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY UỐN ỐNG THÉP CT38 CÓ ĐƯỜNG KÍNH TỪ Φ10 ĐẾN Φ30 VỚI ĐỘ DÀY TỪ 1 ĐẾN 2 mm
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 14
  • Tác giả: Nguyễn Tuấn Hưng
  • Từ khóa: Mô hình số, tính toán, thiết kế, máy uốn ống, thép CT38.
  • Tóm tắt

    Hiện nay trên thế giới, thép ống được sử dụng rất rộng rãi trong hầu hết các ngành công nghiệp, xây dựng, trang trí nội thất... với rất nhiều chủng loại ống khác nhau, đường kính cũng như vật liệu làm ống rất đa dạng. Các loại máy uốn ống đã được nghiên cứu nhưng vẫn thô sơ và phần lớn dừng lại ở máy uốn thủ công và máy uốn ống thông thường. Bài báo trình bày việc sử dụng phương pháp mô hình số tính toán, thiết kế một máy uốn ống không gian cho ống thép CT38 có đư ờng kính từ 10 đến 30 và độ dày 1 đến 2 mm. Từ việc phân tích quá trình uốn ống, các thông số đầu vào được tính toán và thiết kế trên môi trường số nhằm tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí cho việc sản xuất sản phẩm.

Pagination

Banner right

LIÊN KẾT WEBSITE

Banner right Banner right Banner right