Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu

DANH MỤC BÀI VIẾT
1. NGHIÊN CỨU ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ XOAY CHIỀU ĐỒNG BỘ SỬ DỤNG CARD DSP 1104 TRÊN CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TRƯỢT THÍCH NGHI
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 20
  • Tác giả: Trần Đức Chuyển, Lê Văn Ánh, Vũ Thị Tố Linh
  • Từ khóa: Điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều đồng bộ, điều khiển trượt thích nghi, điều khiển phi tuyến.
  • Tóm tắt

    Bài báo này trình bày một phương pháp điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều đồng bộ sử dụng card DSP 1104 trên cơ sở phương pháp điều khiển trượt thích nghi để bù các hàm bất định và xây dựng bộ quan sát trượt để ước lượng các thành phần phi tuyến bất định: mômen tải, ma sát và nhiễu. Các kết quả nghiên cứu mô phỏng được kiểm chứng trên môi trường Matlab-Simulink và thực nghiệm trên card DSP 1104, nhằm kiểm tra tính đúng đắn của thuật toán bộ điều khiển đã xây dựng. Kết quả đó sẽ là cơ sở cho việc đánh giá, thiết lập thuật toán điều khiển, thiết kế hệ thống truyền động điện bám trong công nghiệp.

2. MỘT LƯỢC ĐỒ BẢO MẬT NHẸ ĐỂ CUNG CẤP CƠ CHẾ NHẬN THỰC NÚT MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY WSN
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 20
  • Tác giả: Bùi Văn Hậu, Châu Thanh Phương, Hoàng Trọng Minh, Đinh Thị Hằng, Phạm Ngọc Sâm
  • Từ khóa: Mạng cảm biến không dây, bảo mật, watermark, nhận thực.
  • Tóm tắt

    Vấn đề bảo mật trong mạng cảm biến không dây (WSNs) đã và đang trở thành tâm điểm trong những năm gần đây cùng với các giải pháp internet vạn vật tăng mạnh. Trong kỹ thuật bảo mật, kỹ thuật thùy vân (watermark) là một cách tiếp cận hứa hẹn để xác thực và quản lý các thực thể trong mạng cảm biến không dây do tính phổ biến và đơn giản. Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất một lược đồ sử dụng watermark để chống lại việc giả mạo hoặc nhân bản nút mạng, đồng thời cung cấp cách bảo vệ dữ liệu nhạy cảm trong mạng cảm biến không dây. Dựa trên tiếp cận sử dụng watermark động, lược đồ đề xuất được phân tích an ninh để chứng minh năng lực bảo mật mạnh mẽ và dễ dàng kết hợp với giao thức định tuyến thực tế. Thêm vào đó, các kết quả minh chứng ưu điểm của đề xuất được được mô phỏng bằng bộ công cụ mô phỏng số.

3. NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN PHẢN ỨNG VÀ TỐC ĐỘ KHUẤY ĐẾN HIỆU SUẤT XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT SÔĐA (Na2CO3)
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 19
  • Tác giả: Phạm Thu Hoài, Nguyễn Thị Phương Lan, Phạm Thị Thanh Thủy
  • Từ khóa: Sản xuất sôđa, tốc độ khuấy, thời gian phản ứng.
  • Tóm tắt

    Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất sôđa (Na2CO3) là vấn đề được quan tâm để từ đó tính toán các thông số công nghệ tối ưu, đề xuất dây chuyền công nghệ phù hợp với điều kiện tại Việt Nam. Tác giả đã nghiên cứu thực nghiệm, sử dụng phần mềm xử lý số liệu thực nghiệm SPSS 23.0 và phương pháp phân tích ANOVA để xác định sự ảnh hưởng của thông số thời gian và tốc độ khuấy đến hiệu suất xử lý nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất sôđa.

4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC VÒNG KÍN NGẮN CHO CÁC MÃ KIỂM TRA CHẴN LẺ MẬT ĐỘ CAO
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 19
  • Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Nhung, Phạm Văn Nam, Nguyễn Mai Anh
  • Từ khóa: Giải mã mềm, mã Hamming, giải mã lặp.....
  • Tóm tắt

    Giải mã mềm trên cơ sở thuật toán lan truyền niềm tin rất phù hợp với các mã kiểm tra chẵn lẻ mật độ thấp. Tuy nhiên, do khối lượng tính toán lớn nên thuật toán này khó áp dụng trực tiếp cho các mã kiểm tra chẵn lẻ mật độ cao. Dựa trên đặc điểm của giải mã lặp và tính chất của mã đối ngẫu, bài báo này đề xuất thuật toán giải mã mềm cho HDPC dựa vào từ mã đối ngẫu toàn “0”. Thuật toán giải mã được đề xuất cho phép nâng cao chất lượng giải mã vì giảm được số vòng kín ngắn trong ma trận kiểm tra. Kết quả mô phỏng với thuật toán giải mã mới cho các mã Hamming, chất lượng giải mã tăng 0,3-0,65 dB tại tỉ lệ lỗi bit 10-4, thời gian giải mã tương đương so với sử dụng BPA.

Pagination

Banner right

LIÊN KẾT WEBSITE

Banner right Banner right Banner right