Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu

DANH MỤC BÀI VIẾT
1. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC GIA CÔNG TRÊN CÁC MÁY CÔNG CỤ VẠN NĂNG CÓ ỨNG DỤNG HỆ THỐNG DỊCH CHUYỂN SỐ CỦA MÁY PHAY SERVOMILL 700 VÀ MÁY TIỆN BASIC 180 SUPER
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 20
  • Tác giả: Nguyễn Thị Hương
  • Từ khóa: Hệ thống dịch chuyển số, máy phay Servomill700, máy tiện Basic180 Super
  • Tóm tắt

    Hiện nay, hệ thống dịch chuyển số đang được triển khai áp dụng trên các dòng máy công cụ thông thường đem lại hiệu quả rất lớn trong thực tế gia công, giúp tăng độ chính xác, rút ngắn thời gian gia công, đồng thời giảm chi phí đầu tư thiết bị. Bài báo trình bày một số tính năng ứng dụng mới của hệ thống dịch chuyển số trên máy phay Servomill700, máy tiện Basic180 Super. Từ đó, ứng dụng vào gia công một số sản phẩm cơ khí điển hình để nâng cao độ chính xác gia công, phục vụ cho quá trình giảng dạy và thực tế sản xuất tại xưởng thực hành Cơ khí, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các trang thiết bị mới.

2. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN HIỆU SUẤT TRÍCH LY DẦU TỪ HẠT SACHI
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 20
  • Tác giả: Vũ Phương Lan
  • Từ khóa: Sachi, sacha inchi, dầu thực vật, trích ly dầu thực vật, dung môi hữu cơ.
  • Tóm tắt

    Nghiên cứu tiến hành khảo sát sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến hiệu suất thu hồi dầu từ hạt sachi bằng phương pháp trích ly dung môi hữu cơ. Các yếu tố được lựa chọn gồm: loại dung môi hữu cơ, kích thước nguyên liệu, tỷ lệ nguyên liệu/dung môi, nhiệt độ chiết, thời gian chiết và tốc độ lắc. Mỗi thí nghiệm tiến hành 3 lần và lấy giá trị trung bình. Dựa vào kết quả thí nghiệm, tiến hành lựa chọn chế độ phù hợp và sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo. Hiệu suất trích ly dầu từ hạt sachi đạt được 91,21% khi tiến hành tại điều kiện: dung môi n-hexane, nguyên liệu có kích thước 0,25-0,5mm; tỷ lệ nguyên liệu/dung môi 1/7 tại nhiệt độ 65oC, trong thời gian 8 giờ ở tốc độ lắc 200 vòng/phút.

3. NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VÀ KHẢ NĂNG QUANG XÚC TÁC PHÂN HỦY CHẤT MÀU HỮU CƠ CỦA VẬT LIỆU NANO TỔ HỢP Fe3O4-TiO2-Ag
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 20
  • Tác giả: Mai Quân Đoàn, Hoàng Văn Tuấn, Vũ Ngọc Phan, Chu Xuân Quang, Lê Anh Tuấn, Lê Minh Tùng
  • Từ khóa: Vật liệu nano bạc tổ hợp, quang xúc tác, phân hủy chất màu, ô nhiễm hữu cơ, làm sạch môi trường.
  • Tóm tắt

    Trong bài báo này, vật liệu nano tổ hợp Fe3O4-TiO2-Ag được chế tạo bằng phương pháp hóa học ướt. Các đặc trưng về cấu trúc pha tinh thể, tính chất quang, tính chất từ của vật liệu được khảo sát bằng phương pháp phân tích nhiễu xạ tia X (XRD), phổ hấp phụ phân tử UV-vis, phân tích từ kế mẫu rung (VSM). Kết quả cho thấy, vật liệu chế tạo được có cấu trúc đơn pha, có từ tính tốt, hấp phụ ánh sáng ở vùng khả kiến và có khả năng quang xúc tác phân hủy chất màu xanh methylen (MB) tốt ở điều kiện chiếu ánh sáng khả kiến. Hiệu suất phân hủy chất màu MB của vật liệu đạt 90,1% sau 85 phút chiếu. Vật liệu nano tổ hợp Fe3O4-TiO2-Ag cho thấy tiềm năng ứng dụng trong quang xúc tác làm sạch môi trường ở điều kiện ánh sáng khả kiến, có thể dễ dàng thu hồi và tái sử dụng vật liệu.

4. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH BÀI TOÁN RA QUYẾT ĐỊNH NHÓM DẠNG KHOẢNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 20
  • Tác giả: Vũ Thị Thu Huyền, Trần Thị Lương
  • Từ khóa: Đánh giá giảng viên, ra quyết định nhóm.
  • Tóm tắt

    Bài báo đã trình bày và ứng dụng mô hình ra quyết định nhóm dạng khoảng để biểu diễn bài toán đánh giá năng lực giảng viên. Phương pháp giải quyết được đề xuất dựa trên số học khoảng và hàm so sánh toàn phần trên tập các số thực dạng khoảng. Dữ liệu và kết quả thử nghiệm được xây dựng với bộ 25 tiêu chí dùng để đánh giá năng lực giảng viên Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp.

Pagination

Banner right

LIÊN KẾT WEBSITE

Banner right Banner right Banner right