Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu

DANH MỤC BÀI VIẾT
1. NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO ĐÈN LED TÍCH ĐIỆN KẾT HỢP PIN MẶT TRỜI ỨNG DỤNG CHO VÙNG SÂU VÀ BIỂN ĐẢO
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 23
  • Tác giả: Mai Hữu Thuấn, Đoàn Quang Trung, Nguyễn Thị Hồng Phượng
  • Từ khóa: LED, tích điện, pin mặt trời.
  • Tóm tắt

    Công nghệ chiếu sáng và thiết bị chiếu sáng ngày càng được cải tiến để đáp ứng nhu cầu cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng. Việt Nam là một quốc gia có 4.550 km đường biên giới trên đất liền, và khoảng 1 triệu km2 diện tích biển với hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ. Đèn LED được đưa vào thiết kế, sản xuất và đưa vào sử dụng tại các khu vực vùng sâu và biển đảo chưa được quan tâm phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở các sản phẩm đã có trên thị trường, nhóm nghiên cứu thực hiện thiết kế và chế tạo đèn LED tích điện sử dụng hệ pin mặt trời có ưu điểm tự cung, tự cấp năng lượng,dễ dàng lắp đặt, tuổi thọ cao, kiểu dáng đa dạng. Sản phẩm được thiết kế với các thông số kỹ thuật như các đèn dân dụng: búp tròn, tuýp, sân vườn,… (công suất từ 7 W đến 30 W). Đây là loại đèn rất có triển vọng ứng dụng.

2. ĐÁNH GIÁ SỰ HIỆN DIỆN CỦA MỘT SỐ KIM LOẠI (Cu, Fe, Mn, Pb và Zn) TRONG THỨC ĂN VÀ CHẤT THẢI TỪ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 22
  • Tác giả: Đoàn Văn Hưởng, Đỗ Quang Trung, Nguyễn Thị Nhâm, Nguyễn Quang Minh, Nguyễn Ngọc Khánh
  • Từ khóa: Chất thải chăn nuôi, kim loại nặng, Cu, Zn, Fe, Mn, Cd, Pb.
  • Tóm tắt

    Trong bài báo này, sự hiện diện của một số kim loại có trong các mẫu thức ăn chăn nuôi lợn thịt, nước giếng khoan sử dụng làm nước uống cho lợn và vệ sinh chuồng trại mẫu, mẫu phân lợn, bùn sau biogas đã được phân tích và đánh giá. Các kết quả nghiên cứu cho thấy các kim loại Pb và Cd không có mặt, trong khi đó hàm lượng Cu cao trong giai đoạn 1 và 4 (230-231 mg/kg), hàm lượng Zn trong giai đoạn 3 và 4 cao (233-252 mg/kg), Fe thay đổi không đáng kể (238-284 mg/kg) trong các mẫu thức ăn. Hàm lượng kim loại trong nguồn nước uống cho lợn và vệ sinh chuồng trại không đáng kể trừ Fe và Mn. Phân tích mối tương quan giữa hàm lượng kim loại trong thức ăn và chất thải trong các giai đoạn cho thấy Fe có hàm lượng cao nhất (948,73-981,68 mg/kg), tiếp theo là Zn (918,31-896,10 mg/kg); Mn (656,91-721,03 mg/kg); Cu (586,22-643,89 mg/kg) và Pb (0,74-1,23 mg/kg). Bên cạnh đó, mẫu bùn thải sau biogas có hàm lượng kim loại tăng lên đáng kể (hàm lượng Cu cao gấp 1,58 lần; Fe cao gấp 3,38 lần; Mn gấp 1,66 lần và Zn gấp 3,35 lần) so với mẫu phân thải trước khi đi vào hầm biogas. Kết quả này cho thấy có sự tích lũy các kim loại trong bùn thải sau biogas, do đó cần có những biện pháp loại bỏ trước khi tái sử dụng trong trồng trọt.

3. THỬ NGHIỆM HẤP PHỤ XANH METHYLENE CỦA VẬT LIỆU NANO TỔ HỢP CoFe2O-GO-Ag
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 22
  • Tác giả: Mai Mai, Lê Thị Tâm, Hoàng Văn Tuấn, Lê Anh Tuấn
  • Từ khóa: CoFe2O4, graphene oxide, nano bạc, hấp phụ xanh methylene.
  • Tóm tắt

    Hạt nano từ coban ferrit - CoFe2O4 (CFO) được tổng hợp thành công theo phương pháp đồng kết tủa, tổ hợp với graphen oxide (GO) và nano bạc (Ag NPs). Các đặc điểm hình thái và tính chất của vật liệu tổ hợp CFO-GO-Ag được nghiên cứu thông qua các phương pháp khảo sát: nhiễu xạ tia X (XRD), hiển vi điện tử quét (SEM), phổ tán sắc năng lượng tia X (EDS). Hạt nano tổ hợp chế tạo được có kích thước từ 10-50 nm. Vật liệu tổ hợp được nghiên cứu khả năng hấp phụ đối với chất màu hữu cơ xanh methylene thông qua phổ hấp thụ UV-VIS. Kết quả cho thấy dung lượng hấp phụ cực đại đạt giá trị 74,62 mg/g, các hạt nano tổ hợp sau khi hấp phụ xanh methylene có khả năng thu hồi và giải hấp để tái sử dụng, tiết kiệm chi phí.

4. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG MỨC ĐỘ TRƯỞNG THÀNH VÀ MÙA VỤ THU HÁI LÁ CHÈ ĐẾN TÍNH CHẤT CỦA BỘT CHÈ THẠCH CHÂU DẠNG MATCHA
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 22
  • Tác giả: Đặng Thị Thanh Quyên, Lê Văn Kiên
  • Từ khóa: Chè Thạch châu, mùa vụ, độ già, bột chè, matcha.
  • Tóm tắt

    Chè Thạch châu hoa vàng (Pyrenaria jonquieriana) được coi là giống chè bản địa của tỉnh Lâm Đồng. Từ xa xưa, người dân ở vùng Lâm Đồng đã biết hái lá và hoa của cây chè Thạch châu mọc hoang dã trong rừng để nấu nước uống hàng ngày, bởi nước pha có mùi thơm và tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Hiện nay, tài liệu trên Thế giới và Việt Nam rất ít những nghiên cứu về chi Pyrenaria jonquieriana được công bố. Chưa có công trình nào nghiên cứu về những đặc tính sinh hóa và sinh thái của cây chè Thạch châu tại Đà Lạt. Thu hái lá chè Thạch châu hoa vàng với 3 mức độ trưởng thành (lá già, lá bánh tẻ, lá non) từ những cây chè có độ tuổi từ 7-8 năm ở 3 mùa vụ (vụ hè, vụ thu, vụ xuân). Mức độ trưởng thành và mùa vụ thu hái lá chè nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp tới hàm lượng các chất hóa học cơ bản của bột chè Thạch châu bao gồm hàm lượng chất hòa tan, tro toàn phần, flavonoid, polyphenol, saponin. Bột chè khi chế biến từ nguồn nguyên liệu là lá chè thu hái ở vụ hè có thành phần hóa học cao hơn so với bột chè chế biến từ lá chè thu hoạch ở vụ xuân và vụ thu (tuy nhiên sự chênh lệch về giá trị không quá lớn giữa các mùa vụ). Đối với mức độ trưởng thành, lá chè già (ĐG3) khi chế biến bột chè có hàm lượng các hợp chất có hoạt tính sinh học như saponin, polyphenol, flavonoid cao hơn so với bột chè chế biến từ lá bánh tẻ (ĐG2) và lá non (ĐG1). Điều này có ý nghĩa rất quan trọng để giúp cho các nhà sản xuất ra quyết định trong việc thu hái nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để sản xuất bột chè Thạch châu dạng matcha.

Pagination

Banner right

LIÊN KẾT WEBSITE

Banner right Banner right Banner right