1.
|
ỨNG DỤNG LASER QUANG SỢI TRÊN MÁY BRIMO MF50 LÀM SẠCH BỀ MẶT CƠ KHÍ
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 23
- Tác giả: Trương Minh Đức, Đặng Văn Hòa
- Từ khóa: Làm sạch oxit kim loại, laser sợi quang.
-
Tóm tắt
Hiện nay các phương pháp làm sạch chi tiết cơ khí chủ yếu vẫn là các phương pháp truyền thống như phun bi, phun cát, làm sạch thủ công, hay làm sạch bằng hợp chất hóa học. Phương pháp phun bi, phun cát cho năng suất thấp, có thể gây hư hại, biến dạng bề mặt và không hiệu quả với chi tiết nhỏ, lớp oxit có độ bền cơ học cao. Làm sạch thủ công bằng tay cho năng suất thấp, chất lượng làm sạch không đồng đều. Phương pháp hóa học sinh ra nhiều chất thải độc hại, ảnh hưởng môi trường. Công nghệ làm sạch bằng laser có thể khắc phục được các nhược điểm này và hoàn toàn phù hợp với điều kiện Việt Nam. Mục tiêu bài báo là nghiên cứu tương tác của vật liệu với laser ứng dụng trong thiết kế hệ thống làm sạch oxit kim loại của chi tiết cơ khí. Kết quả cho thấy, khả năng làm sạch oxit sắt với độ dày lớp bóc tách tới 68 µm và mối liên hệ giữa độ dày lớp gỉ bị bóc tách theo công suất trên nền thép, 8 µm trên nhôm.
|
2.
|
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH BÀO TỬ CỦA CHỦNG NẤM KÍ SINH CÔN TRÙNG LECANICILLUM LECANII LE85 VÀ L. LECANII L439 TRONG GIAI ĐOẠN LÊN MEN LỎNG
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 23
- Tác giả: Vũ Văn Hạnh, Hồ Tuấn Anh, Đỗ Thị Lý, Nguyễn Thị Nguyệt, Nguyễn Quỳnh Mai
- Từ khóa: Lecanicillium ssp, lên men lỏng, nấm ký sinh côn trùng, rệp muội Aphidoidae, thuốc trừ sâu sinh học.
-
Tóm tắt
Các yếu tố được nghiên cứu bao gồm nguồn dinh dưỡng cacbon, dinh dưỡng nitơ, nhiệt độ và thời gian nuôi cấy để xác định điều kiện thích hợp cho khả năng sinh bào tử cao nhất của hai chủng nấm Lecanicillum lecanii Le85 và L.lecanii L439 khi lên men lỏng quy mô 100 L/mẻ. Môi trường lên men chứa 4% thành phần rỉ đường kích thích khả năng sinh bào tử của cả hai chủng Le85 và L439, với mật độ lần lượt đạt (5,02 ± 0,26)×109 và (6,75 ± 0,26)×109 bào tử/mL. Urea được lựa chọn là nguồn nitrogen phù hợp cho việc sản xuất bào tử của cả hai chủng. Nồng độ ure (0,6%) phù hợp đối với chủng Le85 và 0,3% đối với chủng L439 với mật độ bào tử trong môi trường lên men lỏng đạt (5,37 ± 0,15)×109 và (7,19 ± 0,023)×109 bào tử/mL. Sau thời gian lên men lỏng 8 ngày và tại nhiệt độ 28˚C các chủng Le85 và L439 đạt mật độ (7,88 ± 0,026)×109 và (8,92 ± 0,02)×109 bào tử/mL. Nghiên cứu đã xác định được điều kiện lên men lỏng cho việc sinh bào tử của các chủng nấm kí sinh côn trùng L.lecanii Le85 và L439 có vai trò quan trọng trong cải thiện hiệu quả sản xuất chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học phòng trừ rệp muội Aphidoidae.
|
3.
|
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DẦU GẠO TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 23
- Tác giả: Nguyễn Thị Minh Tú, Hoàng Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Hiền
- Từ khóa: Dầu gạo, gamma oryzanol, tocotrienols.
-
Tóm tắt
Hiện nay dầu gạo (dầu cám gạo) đã xuất hiện phổ biến trên thị trường Việt Nam, tuy nhiên không có nhiều nghiên cứu liên quan đến đánh giá chất lượng dầu gạo so với các loại dầu thực vật khác. Trong bài báo này đã phân tích và đánh giá các chỉ tiêu hóa, lý, thành phần hóa học cơ bản... của một số loại dầu thực vật trên cơ sở thành phần chính để phân nhóm dầu gạo và 27 loại dầu thực vật khác trên thị trường Hà Nội. Profile chỉ số hóa lý của dầu gao tương đối tương đồng với dầu đậu nành, hướng dương và dầu lạc. Dầu gạo và các dầu thực vật khác đều có thành phần PUFAs chiếm ưu thế trong các acid béo, với các acid linoleic (LA, C18:2, n-6); có sự phân nhóm về thành phần chính, trong đó dầu gạo khác biệt bởi 0,24 (g/100g) gamma-Oryzanol, dầu đậu nành, dầu mè, dầu cải khác biệt bởi ω6 acid béo, dầu cải và dầu lạc khác biệt bởi ω3, ω9, UFA/SFA, trong khi dầu cọ khác biệt bởi SFA.
|
4.
|
NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP MÀNG CHITOSAN/ POLYVINYL ALCOHOL(CS/PVA) VÀ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG PHÂN TÁCH HỖN HỢP ETHANOL/NƯỚC CỦA MÀNG
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 23
- Tác giả: Trương Thị Thủy
- Từ khóa: Màng sinh học, chitosan, polyvinyl alcohol, phân tách màng, liên kết ngang.
-
Tóm tắt
Màng sinh học CS/PVA được tổng hợp từ Chitosan (CS) và Polyvinyl alcohol (PVA) cùng chất liên kết ngang glutaradehyde dùng để phân tách hỗn hợp ethanol/nước. Kết quả khảo sát thấy rằng màng CS/PVA với tỷ lệ CS/PVA là 50/50 cho kết quả phân tách ethanol/nước tốt nhất với hệ số phân tách là α = 178,42, tốc độ thấm qua màng đạt được là P = 2,980 (L/m2giờ). Khi nồng độ ethanol có trong dung dịch đầu vào tăng dần thì khả năng trương nở của màng giảm dẫn đến khả năng thấm chọn lọc và tốc độ thấm của hỗn hợp qua màng cũng tăng theo. Màng CS/PVA-50/50 có độ bền cơ học cao và có khả năng tách nước ra khỏi hỗn hợp ethanol/nước.
|