Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu

DANH MỤC BÀI VIẾT
1. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ HỆ ĐIỀU KHIỂN ROBOT HỖ TRỢ PHÒNG BỆNH SARS-COV-2
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 24
  • Tác giả: Đặng Văn Hòa, Phạm Trung Thiên, Vũ Hoài Anh, Phan Trọng Đức
  • Từ khóa: SARS-CoV-2, camera wifi, thu phát sóng RF, khử khuẩn.
  • Tóm tắt

    Bài báo nghiên cứu về giải pháp thiết kế chế tạo robot hỗ trợ phòng chống dịch bệnh SARS-CoV-2. Robot được vận hành giám sát từ phòng điều khiển qua hệ thống camera kết nối không dây bằng công nghệ sóng RF, hình ảnh truyền trực tuyến về phòng điều khiển qua sóng trực tuyến wifi. Người giám sát tại phòng điều khiển sẽ điều khiển robot đến từng phòng bệnh, quan sát đường đi và từng phòng bệnh qua màn hình giám sát, kích hoạt chức năng phun khử khuẩn (dung dịch sát khuẩn nano bạc) từ phòng điều khiển bằng sóng RF. Robot sử dụng mạch điều khiển arduino để điều khiển giám sát toàn bộ hoạt động của robot. Robot giúp các nhân viên y tế hoạt động hỗ trợ người bệnh cách ly hoàn toàn, tránh tiếp xúc trực tiếp và robot có thể đến các khu vực có khả năng lây nhiễm cao khun khử khuẩn hỗ trợ phòng chống dịch bệnh SARS-CoV-2.

2. TÍCH HỢP BỘ CẢM BIẾN MỨC DÙNG SÓNG SIÊU ÂM ỨNG DỤNG TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU CHỈNH LƯU LƯỢNG BẰNG BƠM LY TÂM
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 24
  • Tác giả: Lê Văn Anh, Nguyễn Đức Dương, Đinh Thị Hằng
  • Từ khóa: Cảm biến siêu âm, vi điều khiển STM32, phương pháp điều chỉnh mô hình nội.
  • Tóm tắt

    Các cảm biến mức là thiết bị rất quan trọng, ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp để hiển thị mức chất lỏng, rắn và góp phần vào quá trình điều khiển mức. Bài báo trình bày việc nghiên cứu, xây dựng bộ cảm biến mức dùng sóng siêu âm với tín hiệu đẩu ra dạng chuẩn 4-20 mA. Bộ cảm biến được tích hợp với độ tin cậy và tính linh động cao. Sản phẩm được kiểm nghiệm trên mô hình điều chỉnh mức nước do nhóm nghiên cứu tự lắp đặt. Hệ thống điều khiển mức này hiện đang phục vụ các các hoạt động thực hành, thí nghiệm trong trường đại học. Bộ cảm biến này đang được hoàn thiện để có thể áp dụng trong các nhà máy công nghiệp.

3. MỘT PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM NHẰM DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ MÀI ĐẾN ĐỘ NHÁM BỀ MẶT MÀI VÀ MÒN ĐÁ KHI MÀI PHẲNG HỢP KIM TITAN TI6AL4V
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 23
  • Tác giả: Phạm Vũ Dũng
  • Từ khóa: Mài, đồ thị mài…
  • Tóm tắt

    Bài báo giới thiệu phương pháp thực nghiệm nhằm dự báo quy luật ảnh hưởng của chế độ mài đến độ nhám bề mặt và mòn đá khi mài phẳng hợp kim Titan TI6Al4V - một vật liệu khó mài do có tính dính bám cao. Kết quả tính toán được đối chiếu với các kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố, qua đó đánh giá độ tin cậy của mô hình thực nghiệm.

4. TỐI ƯU CHẾ ĐỘ CẮT KHI MÀI ĐỒNG THAU TRÊN MÁY MÀI PHẲNG
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 23
  • Tác giả: Nguyễn Văn Trúc, Trần Văn Mạnh
  • Từ khóa: Mài phẳng, đồng thau, chế độ cắt tối ưu.
  • Tóm tắt

    Đồng thau là vật liệu có tính dẻo cao và được ứng dụng nhiều trong thực tiễn. Trong bài báo, tác giả đã trình bày mô hình thực nghiệm mài đồng thau trên máy mài phẳng, với sự hỗ trợ của phần mềm toán học Maple đã tìm ra mối quan hệ giữa thông số chế độ cắt với độ nhám bề mặt của chi tiết gia công. Từ đó, xác định được chế độ cắt theo tiêu chí tối ưu độ nhám bề mặt khi gia công đồng thau trên máy mài phẳng HFS 2550B C.

Pagination

Banner right

LIÊN KẾT WEBSITE

Banner right Banner right Banner right