Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu

DANH MỤC BÀI VIẾT
1. ĐỀ XUẤT MÃ KÊNH MỚI ĐÁP ỨNG CÁC HỆ THỐNG TRUYỀN TIN CƠ ĐỘNG
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN số 47
  • Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Nhung, Phạm Văn Nam
  • Từ khóa: NCBC, mã liên kết, mã khối liên kết, mã kênh.
  • Tóm tắt

    Từ các mô hình liên kết các mã khối, mô hình kết hợp mã hóa/điều chế và giải mã/ giải điều chế có hoán vị, bài báo đề xuất hệ thống mã kênh mới, gọi là mã khối liên kết mới. Các mã kênh này có cấu trúc: mã ngoài là một mã Hamming mở rộng, mã trong là một mã chẵn lẻ, liên kết nối tiếp thông qua một bộ hoán vị khối. Mã kênh mới với hai mã thành phần có chiều dài ngắn là mã Hamming mở rộng (16,11,4) và mã kiểm tra chẵn lẻ bít đơn (9,8) đã đạt được tỉ lệ lỗi bít (BER) 6.10-9 với tỉ lệ công suất tín hiệu trên tạp âm (SNR) là 6 dB. Tăng ích của hệ thống truyền dẫn sử dụng mã khối liên kết mới đạt từ 2 dB công suất so với các mô hình điều chế mã khối có hoán vị bít và giải mã lặp (BIBCM-ID). Mô hình mã kênh này có thể đạt được tiêu chí mã hóa/giải mã đơn giản, kiểm soát lỗi tốt cho các gói tin ngắn, phù hợp với các hệ thống truyền tin cơ động.

2. KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU NỘI DUNG HỌC PHẦN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN số 47
  • Tác giả: Trần Thị Hoàng Yến
  • Từ khóa: Lý thuyết xác suất, phương pháp dạy học theo hướng nghiên cứu.
  • Tóm tắt

    Bài báo này đánh giá tác động của phương pháp dạy học theo hướng nghiên cứu (RBL) đối với hiệu quả học tập môn lý thuyết xác suất tại Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp. Thực nghiệm trên 76 sinh viên cho thấy lớp áp dụng RBL có điểm trung bình cao hơn (7,34 so với 6,46) và thể hiện khả năng tư duy phản biện tốt hơn. Kết quả khảo sát cũng cho thấy sinh viên lớp thực nghiệm có mức độ hứng thú và kỹ năng tự học cao hơn. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi giảng viên chuẩn bị kỹ lưỡng và sinh viên cần thích nghi với cách học chủ động hơn.

3. NGHIÊN CỨU HIỆU SUẤT LOẠI BỎ KHÍ ETHYLENE BẰNG VẬT LIỆU XÚC TÁC QUANG TiO2
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN số 47
  • Tác giả: Nguyễn Thị Mai Hương
  • Từ khóa: TiO2, ethylene, chất xúc tác quang, ánh sáng khả kiến.
  • Tóm tắt

    Trong nghiên cứu này, vật liệu có cấu trúc nano TiO2 được chế tạo theo phương pháp sol-gel nung bằng khí N2 ở 500oC trong 3 giờ có hình thái, cấu trúc được xác định bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM), phân tích phổ EDS cho thấy độ đồng nhất không chứa thành phần lạ (hàm lượng Ti chiếm 59,89%, hàm lượng oxy chiếm 40,7%), nhiễu xạ tia X (XRD) tương ứng với pha anatase, khả năng hấp thụ ánh sáng UV và đánh giá khả năng phân tách điện tử-lỗ trống PL cho thấy đã cải thiện tính chất quang học và khả năng hấp thụ ánh sáng của chất xúc tác quang TiO2 trong vùng ánh sáng khả kiến. Ngoài ra, TiO2 có thể loại bỏ 57,6% khí ethylene với liều lượng 0,5 gam, độ ẩm tương đối 50% và tốc độ khí là 10 mL/phút trong thời gian 60 phút. Kết quả này cung cấp một phương pháp tiềm năng để phát triển các chất xúc tác quang trong bảo quản thực phẩm kéo dài thời hạn sử dụng của trái cây.

4. NGHIÊN CỨU MÔ PHỎNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC THÔNG SỐ QUÁ TRÌNH UỐN ỐNG KIM LOẠI CT38 TRÊN PHẦN MỀM SOLIDWORKS
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN số 47
  • Tác giả: Vũ Đức Quang, Nguyễn Thế Đông, Vũ Trọng Tuấn, Nguyễn Đức Hưng, Đinh Trường Ninh
  • Từ khóa: Mô hình 3D, solidworks simulation, uốn ống thép CT38, tối ưu hóa thiết kế.
  • Tóm tắt

    Uốn ống là một quá trình gia công quan trọng trong chế tạo, thường gặp trong các ngành sản xuất ô tô, hàng không, và hệ thống dẫn chất lỏng, chất khí... Nghiên cứu này tập trung vào việc xây dựng mô hình 3D của thiết bị uốn ống và quá trình uốn ống bằng con đội, thông qua công cụ mô phỏng tích hợp trong SolidWorks, để phân tích quá trình tạo hình uốn ống thép CT38 với các góc uốn khác nhau. Bài báo cũng nêu bật các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo hình uốn ống như bán kính cong, độ dày ống, vật liệu phôi, đàn hồi ngược. Qua các bước mô phỏng, có thể dự đoán được các vấn đề tiềm ẩn lỗi tạo hình như biến dạng quá mức hoặc mất ổn định hình dạng, từ đó tối ưu hóa thiết kế trước khi sản xuất thực tế. Kết quả nghiên cứu có thể được dùng làm tài liệu tham khảo chuyên ngành khi uốn góc chi tiết ống với các ống kim loại khác nhau, góp phần đáng kể vào việc giảm chi phí sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Pagination

Banner right

LIÊN KẾT WEBSITE

Banner right Banner right Banner right