Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu

DANH MỤC BÀI VIẾT
1. MÔ PHỎNG VÀ TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH THỦY TĨNH ỐNG CHỮ T SỬ DỤNG ABAQUS/CAE
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN số 47
  • Tác giả: Trịnh Thị Mai, Bùi Ánh Hưng
  • Từ khóa: Thủy tĩnh ống, mô phỏng Abaqus/CAE, phôi ống đồng.
  • Tóm tắt

    Bài báo trình bày chi tiết trình tự mô phỏng quá trình thủy tĩnh ống trên phần mềm Abaqus/CAE, áp dụng với phôi ống đồng CDA110 không hàn. Thông qua các thử nghiệm với các giá trị áp suất chất lỏng và cấp liệu dọc trục khác nhau, nghiên cứu phân tích ảnh hưởng qua lại giữa ứng suất và biến dạng tại phần phình chữ T của phôi. Sau khi thực hiện các mô phỏng đã xác định được những giá trị tối ưu, tránh hiện tượng phôi bị rách hoặc nhăn chết, đồng thời đánh giá khả năng tạo hình của chi tiết ống. Những phát hiện này góp phần tạo ra cơ sở dữ liệu tham khảo trong việc thiết kế và tối ưu hóa quy trình thủy tĩnh ống trong gia công cơ khí.

2. COMBISIM: MỘT ĐỘ ĐO KẾT HỢP CHO BÀI TOÁN ĐO LƯỜNG TƯƠNG ĐỒNG VỀ NGỮ NGHĨA GIỮA CÁC TỪ
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN số 47
  • Tác giả: Bùi Văn Tân, Nguyễn Phương Thái, Trần Hữu Anh, Trần Thị Thu Hường
  • Từ khóa: Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, độ tương tự ngữ nghĩa, mạng từ, nhúng từ.
  • Tóm tắt

    Đo lường độ tương tự ngữ nghĩa giữa các từ (Word Similarity Measurement - WSM) là một bài toán nghiên cứu cốt lõi và có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Tuy nhiên, đo lường chính xác độ tương tự ngữ nghĩa giữa các từ vẫn còn là một thách thức lớn. Trong nỗ lực giải quyết bài toán này, bài báo này đề xuất một kỹ thuật mới được gọi là CombiSim. CombiSim là sự kết hợp đột phá giữa hai phương pháp WSM tiên tiến: kỹ thuật dựa trên không gian vector ngữ nghĩa của từ (Word Embeddings) và kỹ thuật dựa trên mạng từ (WordNet). Bằng cách kết hợp những ưu điểm của cả hai phương pháp, CombiSim không chỉ giúp cải thiện độ chính xác của việc đo lường độ tương tự ngữ nghĩa mà còn mở rộng khả năng áp dụng của nó đối với nhiều ngôn ngữ khác nhau, bao gồm cả tiếng Anh và tiếng Việt. Các kết quả thực nghiệm đã chứng minh rằng CombiSim đạt hiệu năng đo lường vượt trội so với các phương pháp truyền thống chỉ dựa trên WordNet hoặc Word Embeddings.

3. NGHIÊN CỨU MÔ PHỎNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC THÔNG SỐ QUÁ TRÌNH UỐN ỐNG KIM LOẠI CT38 TRÊN PHẦN MỀM SOLIDWORKS
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN số 47
  • Tác giả: Vũ Đức Quang, Nguyễn Thế Đông, Vũ Trọng Tuấn, Nguyễn Đức Hưng, Đinh Trường Ninh
  • Từ khóa: Mô hình 3D, solidworks simulation, uốn ống thép CT38, tối ưu hóa thiết kế.
  • Tóm tắt

    Uốn ống là một quá trình gia công quan trọng trong chế tạo, thường gặp trong các ngành sản xuất ô tô, hàng không, và hệ thống dẫn chất lỏng, chất khí... Nghiên cứu này tập trung vào việc xây dựng mô hình 3D của thiết bị uốn ống và quá trình uốn ống bằng con đội, thông qua công cụ mô phỏng tích hợp trong SolidWorks, để phân tích quá trình tạo hình uốn ống thép CT38 với các góc uốn khác nhau. Bài báo cũng nêu bật các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo hình uốn ống như bán kính cong, độ dày ống, vật liệu phôi, đàn hồi ngược. Qua các bước mô phỏng, có thể dự đoán được các vấn đề tiềm ẩn lỗi tạo hình như biến dạng quá mức hoặc mất ổn định hình dạng, từ đó tối ưu hóa thiết kế trước khi sản xuất thực tế. Kết quả nghiên cứu có thể được dùng làm tài liệu tham khảo chuyên ngành khi uốn góc chi tiết ống với các ống kim loại khác nhau, góp phần đáng kể vào việc giảm chi phí sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

4. NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM BỀN ĐỂ TỐI ƯU HÓA CẤU TRÚC LIÊN KẾT CỦA BỘ TRUYỀN BÁNH RĂNG THANH RĂNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ANSYS
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN số 47
  • Tác giả: Trần Văn Hoàng, Vũ Thị Phượng, Vũ Văn Quyết, Đoàn Hữu Hiếu, Nguyễn Tiến Đạt, Lê Phú Trường Sơn
  • Từ khóa: Ansys, phương pháp phần tử hữu hạn (FEM), bánh răng - thanh răng, tối ưu hóa cấu trúc liên kết, phân tích độ mỏi.
  • Tóm tắt

    Trong nghiên cứu này, bộ truyền đã được thiết kế lại với sự tối ưu hóa cấu trúc liên kết và phân tích độ mỏi đã được thực hiện. Với phương pháp dựa trên mật độ, khối lượng đã được giảm thiểu của bộ truyền bánh răng. Tất cả các quy trình đã được thực hiện với sự trợ giúp của phương pháp phần tử hữu hạn được triển khai trong phần mềm Ansys. Một mô hình bộ truyền tiêu chuẩn đã được sử dụng trong quá trình này. Sau khi tối ưu hóa, bộ truyền tiêu chuẩn đã được sửa lại bằng phần mềm Cad. Sau đó, mô hình mới được phân tích. Quá trình này đã được lặp lại cho ba mô hình khác nhau. Trên cơ sở các kết quả thu được, việc tối ưu hóa cấu trúc liên kết được thực hiện trong phạm vi nghiên cứu chứng tỏ rằng có thể thiết kế lại bộ truyền với trọng lượng giảm hơn, đồng thời đáp ứng các đặc tính độ bền cần thiết.

Pagination

Banner right

LIÊN KẾT WEBSITE

Banner right Banner right Banner right