Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu

Tạp chí KHCN Số 11

Lượt xem: 495
Nguồn đăng : Ban biên tập tạp chí
DANH MỤC BÀI VIẾT
1. NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VỀ ĐIỀU KHIỂN HỆ MÁY PHÁT ĐIỆN SỨC GIÓ KIỂU DFIG TRONG ĐIỀU KIỆN LƯỚI CÂN BẰNG
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 11
  • Tác giả: Nguyễn Thị Thành
  • Từ khóa: Ổn định, phương pháp backstepping, máy phát điện sức gió nguồn kép.
  • Tóm tắt

    Máy phát điện sức gió sử dụng động cơ không đồng bộ rotor dây quấn (KĐB-RDQ), còn được gọi là không đồng bộ nguồn kép DFIG (Doubly-Fed-Induction-Generator). Việc nghiên cứu, thiết kế các bộ điều khiển nhằm đảm bảo cho máy phát làm việc ổn định với lưới là vấn đề có tính thời sự, đang thu hút sự chú ý của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Trong bài báo này tác giả nghiên cứu việc sử dụng phương pháp Backstepping để thiết kế bộ điều khiển cho máy phát kiểu DFIG. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh được chất lượng điều khiển máy phát trong hệ thống DFIG tốt hơn so với phương pháp điều khiển tuyến tính thông thường.

2. MÔ HÌNH KÊNH VÀ MÔ HÌNH NHIỄU MÀU CHO KÊNH TRUYỀN ÂM THANH DƯỚI NƯỚC
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 11
  • Tác giả: Phạm Anh Tuấn
  • Từ khóa: Kênh truyền âm thanh dưới nước, dung lượng kênh, băng thông phù hợp, tỉ lệ lỗi khung,
  • Tóm tắt

    Trong bài báo, mô hình kênh dựa trên cơ sở hình học được áp dụng cho mô phỏng kênh truyền âm thanh dưới nước. Tác giả sử dụng phương pháp Lp-norm để mô hình hóa. Nhiễu màu cho kênh này cũng được mô phỏng. Tác giả khảo sát dung lượng kênh, băng thông phù hợp và tỉ lệ lỗi khung (SER) của hệ thống.

3. ĐỀ XUẤT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÃ HAMMING
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 11
  • Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Nhung
  • Từ khóa: Giải mã mềm, mã Hamming, giải mã lặp.
  • Tóm tắt

    Trong bài báo này, dựa trên ý tưởng giải mã mềm cho mã khối, tác giả đề xuất áp dụng phương pháp giải mã mềm trên cơ sở giải mã lặp cho mã Hamming và từ đó đưa ra phương án nâng cao chất lượng mã Hamming dựa vào ma trận kiểm tra tương đương mới. Xây dựng ma trận kiểm tra tương đương mới bằng cách thay thế các hàng của ma trận H tương đương bằng một số hàng toàn “0” theo tỷ lệ nhất định. Kết quả khảo sát cho thấy chất lượng giải mã tốt hơn các thuật toán mới nhất. Không những thế, khối lượng tính toán giảm nhiều giúp rút ngắn thời gian giải mã nhất là đối với các mã có chiều dài lớn.

4. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ANSYS TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ VÀ MÔI PHỎNG CỬA VAN DẠNG CUNG PHỤC VỤ TRONG CÁC CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 11
  • Tác giả: Kiều Xuân Viễn
  • Từ khóa: ANSYS, tính toán, thiết kế, mô phỏng, van dạng cung.
  • Tóm tắt

    Trong những năm gần đây, công nghệ CAD/CAM/CAE-CNC đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm cơ khí. Một trong những phần mềm hỗ trợ tính toán, thiết kế và mô phỏng kiểm nghiệm rất mạnh đó là phần mềm ANSYS. Nó giúp giảm thiểu tối đa thời gian và chi phí sản xuất. Với thế mạnh và truyền thống của nước ta là phát triển thủy điện và nông nghiệp, rõ ràng ta thấy được tầm quan trọng của các đập thủy điện và việc điều phối nguồn nước trong các hồ chứa. Bài báo tập trung nghiên cứu tính toán, thiết kế và mô phỏng trạng thái làm việc của van dạng cung phục vụ trong các công trình thủy điện.

5. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CẮT ĐẾN ĐỘ NHÁM BỀ MẶT KHI MÀI TRÒN NGOÀI THÉP LLX15
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 11
  • Tác giả: Trần Vũ Lâm
  • Từ khóa: Mài tròn ngoài, đá mài, chế độ cắt.
  • Tóm tắt

    Mài thường được chọn là nguyên công gia công lần cuối các bề mặt, vì thế chất lượng bề mặt mài có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng làm việc của chi tiết máy. Chất lượng bề mặt mài là kết quả của quá trình tương tác lý, hoá phức tạp giữa các vật liệu trong vùng gia công. Các yếu tố đặc trưng cho chất lượng bề mặt mài gồm: Tính chất hình học của bề mặt: độ nhám, độ sóng và tính chất cơ lý lớp bề mặt. Chế độ cắt có ảnh hưởng trực tiếp tới độ nhám bề mặt chi tiết. Do quá trình mài có rất nhiều yếu tố tác động tới chất lượng bề mặt chi tiết nên trong bài viết này chỉ đề cập tới các thông số cắt chính như chiều sâu cắt, tốc độ đá, tốc độ chi tiết… có ảnh hưởng tới độ nhám bề mặt chi tiết. Thí nghiệm có sử dụng mẫu phôi thép ШX15 và hai loại đá mài với các chế độ cắt khác nhau để ghi nhận kết quả. Từ số liệu thu được, khái quát lập công thức hồi quy thể hiện sự phụ thuộc của thông số chế độ cắt đến độ nhám bề mặt chi tiết.

6. TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MỘT CƠ CẤU CHẤP HÀNH VÀ THIẾT KẾ KHUÔN TẠO VỎ HỘP CỦA THIẾT BỊ KIỂM SOÁT TỐC ĐỘ TRUYỀN DỊCH
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 11
  • Tác giả: Đặng Văn Hòa
  • Từ khóa: Tính toán, thiết kế, chế tạo, khuôn, thiết bị kiểm soát tốc độ truyền dịch, CAD/CAM/CAE.
  • Tóm tắt

    Thiết bị kiểm soát tốc độ truyền dịch cần thiết để điều chỉnh lưu lượng truyền dịch vào mỗi bệnh nhân, điều đó phụ thuộc nhiều yếu tố như thể trạng, độ tuổi... Cơ cấu chấp hành của thiết bị cần đảm bảo yêu cầu hoạt động chính xác. Để đảm bảo tính thẩm mỹ cho thiết bị thì phần thiết kế và chế tạo vỏ hộp cũng cần được chú trọng. Bài báo đưa ra các vấn đề về ứng dụng các phần mềm CAD/CAM/CAE hỗ trợ cho việc tính toán, thiết kế cơ cấu chấp hành và thiết kế khuôn chế tạo vỏ hộp cho thiết bị kiểm soát tốc độ truyền dịch. Từ đó có thể áp dụng tính toán, thiết kế và chế tạo cho các sản phẩm nhựa khác với độ phức tạp tương đương.

7. KHAI PHÁ ĐỒ THỊ VÀ PHÂN TÍCH MẠNG XÃ HỘI
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 11
  • Tác giả: Lương Thị Thảo Hiếu
  • Từ khóa: GSPAN, substructure mining, graph isomorphism, social network.
  • Tóm tắt

    Sự thành công của thuật toán khai phá tập mục (mẫu) thường xuyên trước đây chỉ hiệu quả trên dữ liệu có cấu trúc đơn giản. Trong thực tế, nhiều ứng dụng cần mô hình biểu diễn dữ liệu đòi hỏi sự phức tạp cao hơn so với mẫu thường xuyên. Cấu trúc đồ thị ra đời, với cấu trúc tinh vi và khả năng tương tác cao, kết hợp với phương pháp khai phá đồ thị được ứng dụng rộng rãi trong các mô hình tin sinh học, phân tích web, phân tích cấu trúc XML, phân loại video… Trong bài báo này chúng tôi nghiên cứu thuật toán GSPAN, tìm các đồ thị con xuất hiện thường xuyên từ tập đồ thị đầu vào áp dụng phân tích mối quan hệ của nhóm người dùng trên mạng facebook.

8. NGHIÊN CỨU DỰ ĐOÁN THỜI HẠN BẢO QUẢN BIA KHÔNG GỒN
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 11
  • Tác giả: Hồ Tuấn Anh
  • Từ khóa: Bia không cồn, thanh trùng, độ đục, thời hạn bảo quản.
  • Tóm tắt

    Bia không cồn là sản phẩm của đề tài “Nghiên cứu sản xuất bia không cồn” do Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp chủ trì thực hiện. Bia được thanh trùng cùng một chế độ với bia chai Hà Nội. Hiệu suất thanh trùng về chỉ tiêu vi sinh vật đạt 99,35% đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo Tiêu chuẩn Việt nam. Dự đoán thời hạn bảo quản của bia được tiến hành theo phương pháp chuẩn 9.30 của EBC khi mẫu bia được xử lý qua các chu kỳ lạnh - nóng - lạnh trong bể ổn nhiệt tại các nhiệt độ nóng 60oC sau 24 giờ và nhiệt độ lạnh 0oC sau 24 giờ. Độ đục của bia được đo tại 0oC. Thời hạn bảo quản của bia không cồn được xác định căn cứ nghiên cứu song hành cùng với mẫu đối chứng là bia không cồn Krombacher của Đức. Bia không cồn thành phẩm được dự báo có thời hạn bảo quản 6 tháng.

9. NGHIÊN CỨU TÍNH KHÁNG KHUẨN, KHÁNG NẤM CỦA PHỨC CHẤT TẠO BỞI CÁC ION KIM LOẠI NI²+; C0²+; ZN²+ VÀ GU²+ VỚI GLYXIN
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 11
  • Tác giả: Lê Văn Huỳnh, Nguyễn Thị Hiền, Phan Thị Thanh Hương, Phạm Thị Thu
  • Từ khóa: Tổng hợp phức chất, kháng khuẩn, kháng nấm.
  • Tóm tắt

    Ở điều kiện thường, một số ion kim loại có khả năng tạo phức với một số ligand hữu cơ. Mỗi phức chất được đặc trưng bởi hằng số bền (Kb). Những phức có Kb >109 không só hoạt tính xúc tác, nhưng chúng lại có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm cao. Bên cạnh đó, những phức có hằng số bền từ 103 < Kb < 109 có hoạt tính xúc tác, chúng có vai trò quan trọng trong một số quá trình như: Phân tích vi lượng, xử lý nước, chất thải công nghiệp. Trong giới hạn bài báo này, phản ánh kết quả nghiên cứu khả năng kháng khuẩn E.coli ATCC 25922 và kháng chủng nấm mốc Trichoderma receive CPK 63 của một số phức chất, tạo bởi ion kim loại Ni2+; Co2+; Zn2+ và Cu2+ với glyxin. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc ứng dụng các phức chất vào các quá trình công nghệ sản xuất.


Banner right

LIÊN KẾT WEBSITE

Banner right Banner right Banner right