Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu

Tạp chí KHCN Số 37

Lượt xem: 1055
Nguồn đăng : Ban biên tập tạp chí
DANH MỤC BÀI VIẾT
1. PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG CỦA VIỆT NAM SAU ĐẠI DỊCH COVID-19
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 37
  • Tác giả: Lê Thị Huyền
  • Từ khóa: Covid-19, chuỗi cung ứng, thách thức, phát triển.
  • Tóm tắt

    Đại dịch Covid-19 đã đem lại những thách thức đáng kể cho chuỗi cung ứng thế giới cũng như chuỗi cung ứng Việt Nam. Kể từ khi virus corona được phát hiện vào tháng 12 năm 2019 tại Trung Quốc, chuỗi cung ứng của Việt Nam bị ảnh hưởng đáng kể vì nhiều lý do, như sự thiếu hụt nguyên vật liệu sản xuất, vận chuyển hàng hóa bị gián đoạn, thiếu hụt lao động,… Nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, cần: Nhanh chóng quyết liệt kiểm soát dịch bệnh, xây dựng phương án - chương trình đào tạo người lao động, mở rộng tìm kiếm nguồn cung nguyên vật liệu cũng như đầu ra cho sản phẩm, thực hiện tốt an sinh xã hội…

2. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM VIỆT NAM TRONG TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG MỚI
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 37
  • Tác giả: Trần Thị Kim Liên, Nguyễn Thị Bích Ngọc
  • Từ khóa: Bảo hiểm, trạng thái bình thường mới.
  • Tóm tắt

    Đại dịch Covid-19 đã và đang khiến vấn đề sức khỏe trở thành mối quan tâm hàng đầu của người dân và toàn xã hội. Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp bảo hiểm đã có những phản ứng nhanh nhạy, kịp thời khi gia tăng các quyền lợi về bảo hiểm nhân thọ, về y tế truyền thống với một loạt các sản phẩm và dịch vụ sức khỏe dành cho khách hàng. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp bảo hiểm đang thực hiện khá tốt việc kết hợp yếu tố bền vững vào hoạt động của mình như là một phần của chiến lược phát triển dài hạn. Thị trường bảo hiểm Việt Nam đã thể hiện được vai trò là tấm lá chắn trước các rủi ro tài chính, giúp các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm ổn định sản xuất kinh doanh và cuộc sống. Đây cũng là kênh huy động vốn dài hạn, hữu hiệu của nền kinh tế, góp phần thực hiện đường lối phát triển nền kinh tế thị trường.

3. THỰC TRẠNG ỨNG PHÓ VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG PHÓ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH TẠI HÀ NỘI
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 37
  • Tác giả: Phạm Thị Lụa
  • Từ khóa: Ứng phó covid 19, năng lực ứng phó, doanh nghiệp lữ hành.
  • Tóm tắt

    Đại dịch COVID-19 hiện tại được coi là một cuộc khủng hoảng ở mức độ chưa từng có. Đối với các doanh nghiệp (DN) lữ hành tại Hà Nội, đại dịch Covid-19 đã gây ra những tác động rất lớn tới DN và người lao động. Đứng trước tình trạng đó, các DN lữ hành tại Hà Nội đã có những chiến lược để ứng phó với những thay đổi từ bên ngoài nhằm giảm tác động và thiệt hại. Trên cơ sở phân tích thực trạng năng lực của các DN ứng phó với đại dịch, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực ứng phó cho các DN lữ hành tại Hà Nội trong môi trường kinh doanh đầy biến động.

4. GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA ĐẾN TỈNH NAM ĐỊNH
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 37
  • Tác giả: Đỗ Thị Phượng
  • Từ khóa: Khách du lịch nội địa, thu hút, tỉnh Nam Định.
  • Tóm tắt

    Nằm ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Nam Định mang đậm những đặc trưng, dấu ấn của nền văn minh lúa nước với các di tích lịch sử - văn hóa, công trình tôn giáo, tín ngưỡng, sở hữu nhiều bãi biển tiềm năng nhưng lâu nay du lịch Nam Định dường như vẫn “ngủ quên”, chưa hấp dẫn du khách. Trong bối cảnh du lịch đã và đang trở thành nhu cầu đối với một bộ phận khá lớn các hộ gia đình và cá nhân trong nước, tác giả tiến hành khảo sát, phân tích hành vi của khách du lịch nội địa cũng như đánh giá của họ đối với điểm đến Nam Định để làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch nội địa đến với Nam Định trong thời gian tới.

5. ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY KHỞI NGHIỆP DU LỊCH NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 37
  • Tác giả: Lê Thị Kim Chi
  • Từ khóa: Du lịch nông nghiệp, động lực, khởi nghiệp, khởi nghiệp du lịch nông nghiệp, nông dân.
  • Tóm tắt

    Du lịch nông nghiệp là sự kết hợp giữa nông nghiệp và du lịch, trong đó có sự tham gia của công chúng vào nông trại để trải nghiệm nông nghiệp và các hoạt động khác tại nông trại đó. Nông dân thực hiện đa dạng hóa hoạt động nông trại của họ bằng cách tham gia vào du lịch nông nghiệp có thể coi là khởi nghiệp du lịch nông nghiệp. Xu hướng du lịch hiện nay thay đổi theo định hướng xanh, quan tâm đến trải nghiệm. Tại Hà Nội, sau đại dịch COVID-19, nhiều nông trại đã tham gia kinh doanh du lịch nông nghiệp. Một cá nhân có thể quyết tâm khởi nghiệp cả vì lý do cơ hội cũng như lý do cần thiết, theo tính chất, các lý do có thể mang tính kinh tế, văn hóa - xã hội hoặc ảnh hưởng bên ngoài. Tác giả nhận thấy rằng nông dân trên địa bàn Hà Nội được thúc đẩy khởi nghiệp du lịch nông nghiệp do động lực kinh tế là chủ yếu, tuy nhiên các động lực mang tính xã hội đã có ảnh hưởng nhất định.


Banner right

LIÊN KẾT WEBSITE

Banner right Banner right Banner right