Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu

Tạp chí KHCN Số 34

Lượt xem: 1125
Nguồn đăng : Ban biên tập tạp chí
DANH MỤC BÀI VIẾT
1. NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 34
  • Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hằng
  • Từ khóa: Chính sách cổ tức, doanh nghiệp niêm yết, thị trường chứng khoán.
  • Tóm tắt

    Bài báo đề cập tới nghiên cứu tìm hiểu thực trạng chính sách cổ tức và nhân tố nào ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Tác giả đã khảo sát 228 DNNY trong thời gian 5 năm từ năm 2016 đến năm 2020 với với tổng số quan sát là 1.140, bằng kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các DNNY trên TTCK Việt Nam theo đuổi chính sách cổ tức tiền mặt ổn định, DN có khả năng sinh lợi và thu nhập trên mỗi cổ phần càng cao thì tỷ lệ cổ tức càng lớn, DN có tỷ lệ vốn nhà nước cao và tỷ lệ cổ đông lớn cao thì tỷ lệ cổ tức cao. DN có tỷ lệ nợ cao thì mức chia cổ tức là thấp. Kết quả nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao quản trị DN và giúp nhà đầu tư có hành vi đầu tư hợp lý hơn.

2. MÔ HÌNH HỒI QUY NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 34
  • Tác giả: Đường Thị Thanh Hải
  • Từ khóa: Cấu trúc vốn, lý thuyết cấu trúc vốn, doanh nghiệp.
  • Tóm tắt

    Bài báo phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới cấu trúc vốn của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi quy cho dữ liệu bảng với mẫu gồm 324 công ty cổ phần trong giai đoạn 2017-2020. Kết quả cho thấy rằng cấu trúc vốn chịu sự tác động của các nhân tố hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cụ thể: lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) có tác động cùng chiều và lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) có tác động ngược chiều với cấu trúc vốn.

3. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TẠI VIỆT NAM, CƠ HỘI CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TIẾP CẬN VỐN HIỆU QUẢ
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 34
  • Tác giả: Đoàn Phương Ngân
  • Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn.
  • Tóm tắt

    Trong những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã đưa các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam vào một cuộc cạnh tranh lớn mang tên Cách mạng công nghiệp 4.0. Cách mạng công nghiệp 4.0 được coi là đòn bẩy hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực tài chính và quan trọng hơn là mở ra nhiều kênh tiếp cận vốn khác nhau trên nền tảng công nghệ số như tài trợ chuỗi cung ứng, cho vay hoặc huy động vốn từ cộng đồng. Mặc dù các kênh huy động vốn phi truyền thống dựa trên công nghệ mang lại nhiều tiện ích cho doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như các tổ chức tài chính, nhưng tại Việt Nam, các kênh huy động này chưa phát triển, chưa có khung pháp lý và chính sách rõ ràng khiến doanh nghiệp còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi tiếp cận nguồn vốn từ các nền tảng trực tuyến. Bên cạnh đó bản thân các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa thực sự sẵn sàng tiếp cận và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ trong hoạt động kinh doanh của họ.

4. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG SỐ Ở VIỆT NAM
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 34
  • Tác giả: Trần Thị Hằng
  • Từ khóa: Ngân hàng số, ngân hàng điện tử, chuyển đổi số ngân hàng.
  • Tóm tắt

    Hòa chung với xu hướng số hóa trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, ngân hàng số đang có xu hướng phát triển mạnh ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Việc phát triển ngân hàng số và đưa vào ứng dụng không chỉ gia tăng lợi nhuận cho khách hàng mà còn mang đến nhiều giá trị thiết thực cho người dùng. Dưới góc độ là người dùng trải nghiệm, bài viết đề cập tới một số vấn đề cơ bản về ngân hàng số như: định nghĩa về ngân hàng số, những lợi ích cơ bản mà ngân hàng số đem lại cho chính các ngân hàng, cho người dùng và cho nền kinh tế; tìm hiểu về sự khác biệt giữa ngân hàng số và ngân hàng điện tử cũng như giới thiệu một vài xu hướng phát triển ngân hàng số mà các ngân hàng đang áp dụng ở Việt Nam.

5. NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 34
  • Tác giả: Nguyễn Văn Hưng
  • Từ khóa: Sự hài lòng, chất lượng dịch vụ đào tạo, đào tạo trực tuyến.
  • Tóm tắt

    Đào tạo trực tuyến ra đời đã trở thành một xu thế tất yếu của thời đại. Nghiên cứu tập trung vào việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp. Số liệu sơ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập trên cơ sở chọn mẫu thuận tiện từ 598 sinh viên đang học đại học từ năm thứ nhất đến năm thứ tư tại trường . Các phương pháp thống kê mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi qui tuyến tính được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu phát hiện ba nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng sinh viên là: chương trình đào tạo và dịch vụ hỗ trợ; hình thức kiểm tra, đánh giá; hệ thống học liệu - thư viện. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo trực tuyến tại trường.


Banner right

LIÊN KẾT WEBSITE

Banner right Banner right Banner right