Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu

Tạp chí KHCN Số 24

Lượt xem: 842
Nguồn đăng : Ban biên tập tạp chí
DANH MỤC BÀI VIẾT
1. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TỶ SỐ BÌNH QUÂN TRONG ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 24
  • Tác giả: Đặng Hương Giang
  • Từ khóa: Định giá doanh nghiệp, giá trị doanh nghiệp, phương pháp tỷ số bình quân, cổ phiếu, chỉ số P/E, P/S, P/B.
  • Tóm tắt

    Định giá doanh nghiệp (DN) thông qua điều tra chi tiết và đánh giá các hoạt động của DN nhằm xác định giá trị hiện tại và tiềm năng của một DN. Đối tượng áp dụng là các DN đã và đang chuẩn bị cổ phần hóa; các DN dự kiến sẽ có những thay đổi đáng kể về quyền sở hữu hoặc cơ cấu vốn của DN: sáp nhập, liên doanh, liên kết, chuyển nhượng vốn, mua bán DN hoặc nhượng quyền kinh doanh...; các DN chuẩn bị phát hành trái phiếu lần đầu tiên ra công chúng hoặc các DN đang trên đà phát triển và mở rộng quy mô hoạt động, hoặc có sự thay đổi về tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bài viết tập trung vào giới thiệu các phương pháp định giá DN như phương pháp chỉ số bình quân, phương pháp tài sản, phương pháp chiết khấu dòng tiền Trong đó phương pháp tỷ số bình quân thường được sử dụng đối với các DN cổ phần. Ứng dụng phương pháp tỷ số bình quân tác giả tiến hành định giá công ty cổ phần dược phẩm OPC và chỉ ra các ưu nhược điểm của phương pháp này.

2. PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TÂY ĐÔ
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 24
  • Tác giả: Nguyễn Thị Tình
  • Từ khóa: Cho vay, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  • Tóm tắt

    Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò rất quan trọng, nó chẳng những thúc đẩy sự phát triển khu vực nền kinh tế mà thông qua đó tác động trở lại thúc đẩy sự phát triển của các ngân hàng thương mại. Việc phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa giúp các ngân hàng nâng cao vị thế cũng như thị phần của mình trên thị trường, tăng thêm nguồn thu, cũng như góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.

3. NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 24
  • Tác giả: Nguyễn Tiến Mạnh
  • Từ khóa: Năng lực cạnh tranh
  • Tóm tắt

    Doanh nghiệp bán lẻ là cầu nối giữa các nhà sản xuất với người tiêu dùng cuối cùng thông qua thực hiện chức năng phân phối hàng hóa/dịch vụ, thúc đẩy phát triển kinh tế qua việc thúc đẩy chi tiêu của các hộ gia đình, giải quyết một phần việc làm cho nền kinh tế. Doanh nghiệp (DN) bán lẻ gần gũi với người tiêu dùng hơn DN sản xuất. Dựa vào vị trí đó, các DN bán lẻ hiện tại dễ giành lấy vai trò chủ thể của chuỗi cung ứng hơn. Ngành bán lẻ có những khái niệm về quản trị, marketing, các mối quan hệ, cách thức logistic, quản trị dòng sản phẩm cũng như thông tin của riêng họ và dựa vào những điều này để phát triển. Có nhiều cách khác nhau để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho DN dựa trên nguồn lực của chính chúng. Có hai dạng nguồn lực chính là các nguồn lực hữu hình như: nhà xưởng, hệ thống phân phối, các tài sản hay tiền và các nguồn lực vô hình như: danh tiếng, năng lực marketing, thuộc tính sáng tạo của DN hay tính thích nghi.

4. NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP KINH TẾ TƯ NHÂN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 24
  • Tác giả: Nguyễn Thị Chi
  • Từ khóa: Mô hình, năng lực cạnh tranh.
  • Tóm tắt

    Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh tế tư nhân khu vực sông Hồng xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bao gồm: Nguồn lực của doanh nghiệp (DN); (2) Khả năng duy trì và mở rộng thị phần; (3) Năng lực cạnh tranh của sản phẩm; (4) Khả năng duy trì nâng cao hiệu quả kinh doanh; (5) Khả năng quản lý và đổi mới; (6) Khả năng liên kết và hợp tác. Từ đó giúp các doanh nghiệp có thể đánh giá được khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững.

5. LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG KẾ TOÁN VÀ NHẬN THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 24
  • Tác giả: Nguyễn Ngọc Lan
  • Từ khóa: Giá trị hợp lý, lợi ích áp dụng, sự ủng hộ áp dụng.
  • Tóm tắt

    Nghiên cứu này được thực hiện để tìm hiểu nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về những lợi ích khi áp dụng giá trị hợp lý (GTHL) trong kế toán và ảnh hưởng của nó đến sự ủng hộ áp dụng. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua khảo sát quan điểm của người lập Báo cáo tài chính (BCTC) tại các doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng nhận thức về lợi ích nâng cao chất lượng BCTC và tăng tính hợp pháp quốc tế khi áp dụng là những nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam.


Banner right

LIÊN KẾT WEBSITE

Banner right Banner right Banner right