1.
|
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SẤY BƠM NHIỆT KẾT HỢP BỨC XẠ HỒNG NGOẠI ĐỂ LÀM KHÔ QUẢ NGŨ VỊ TỬ (SCHISANDRA CHINENSIS)
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 36
- Tác giả: Đặng Thị Thanh Quyên, Đỗ Thị Kim Loan, Nguyễn Thị Thảo
- Từ khóa: Ngũ vị tử, dược liệu, sấy bơm nhiệt, sấy hồng ngoại, trà ngũ vị tử.
-
Tóm tắt
Ngũ vị tử (Schisandra chinensis) thu hoạch ở chân núi Ngọc Linh - Kom Tum. Theo Đông y, ngũ vị tử có vị chua, tính ôn. Ngũ vị tử có nhiều công dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh bởi trong quả chứa các thành phần hóa học có hoạt chất sinh học như lignan, vitamin C, axit hữu cơ. Tuy nhiên, các hoạt chất dễ bị tổn thất trong công đoạn làm khô quả. Nghiên cứu đã ứng dụng phương pháp sấy bơm nhiệt kết hợp bức xạ hồng ngoại để làm khô quả ngũ vị tử với các thông số công nghệ: nhiệt độ sấy 49,18oC, độ dày lớp quả sấy 20,41 cm, tốc độ tác nhân sấy 1,5 m/s. Kết quả thu được quả ngũ vị tử khô có hàm lượng lignan được bảo tồn là 4,26%, hàm hượng VTM C 143,28 mg%; hàm lượng axit 5,37%, độ ẩm < 9%, quả khô đều, màu đỏ nâu sáng phù hợp để làm dược liệu hỗ trợ trong điều trị bệnh hoặc dùng làm nguyên liệu để chế biến các sản phẩm trà từ ngũ vị tử.
|
2.
|
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG PHỤ GIA PECTIN TRONG QUY TRÌNH LÀM MỨT NHUYỄN XOÀI TRÊN THIẾT BỊ THERMOMIX TM5
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 36
- Tác giả: Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Thị Thùy, Vũ Thị Thu Hà
- Từ khóa: Xoài, mứt nhuyễn xoài, Grinsted® Pectin SF Extra, cấu trúc gel, phụ gia.
-
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm sản xuất mứt nhuyễn xoài với việc bổ sung phụ gia pectin tạo cấu trúc đông đặc ổn định cho sản phẩm. Kết quả đã lựa chọn được Grinsted® Pectin SF Extra với nồng độ 0,7%, thời gian cô đặc 40 phút và tốc độ khuấy trong công đoạn phối trộn pectin 325 vòng/phút trên thiết bị Thermomix TM5 nhằm kiểm soát tốt các thông số công nghệ để nâng cao chất lượng mứt nhuyễn xoài. Sản phẩm mứt nhuyễn xoài được đánh giá đạt loại tốt và thành phần dinh dưỡng phù hợp với tiêu chuẩn sản phẩm đồ hộp mứt nhuyễn trước 10 ngày. Đây là hướng đi đúng, góp phần đa dạng hoá sản phẩm mứt nhuyễn quả trên thị trường.
|
3.
|
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO LỚP PHỦ NANOCOMPOSITE TỪ CHITOSAN ỨNG DỤNG BẢO QUẢN QUẢ XOÀI
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 36
- Tác giả: Phạm Thị Lan, Phạm Thị Thu Hoài, Đỗ Thu Hương
- Từ khóa: Bảo quản, chitosan, nanocomposite, xoài, rutin.
-
Tóm tắt
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu chế tạo màng phủ hoặc lớp phủ bảo quản thực phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, dễ dàng bị phân hủy sinh học, an toàn với người sử dụng, khắc phục được những nhược điểm của màng polyme nhân tạo như thời gian phân hủy kéo dài, khó xử lý, gây ô nhiễm môi trường và có hại đến sức khỏe của con người, là hướng nghiên cứu hấp dẫn và có tính ứng dụng cao. Trong số đó polysacarit có nguồn gốc thiên nhiên như chitosan đang chứng tỏ là nhóm vật liệu đầy tiềm năăng trong bảo quản thực phẩm. Rutin là một hợp chất thuộc nhóm flavonoid có thể được chiết xuất từ thảo dược, rất an toàn, khá phổ biến và rẻ tiền, lại có hoạt tính chống oxy hóa và kháng khuẩn. Tuy nhiên, rutin lại khó phân tán trong dung dịch polyme nền, do đó, hạn chế đến hiệu quả sử dụng. Bài báo này đưa ra phương pháp chế tạo lớp phủ nanocomposite từ chitosan kết hợp với nano rutin, ứng dụng bảo quản quả xoài. Rutin được nano hóa có kích thước trung bình 50 nm, được đưa vào dung dịch chitosan với công thức CS2%/rutin0,5% cho thấy hiệu quả bảo quản tốt nhất so với các công thức trong khoảng nghiên cứu. Trong điều kiện bảo quản tự nhiên với nhiệt độ nằm trong khoảng 25-30oC, độ ẩm >80%, các mẫu quả xoài khi được phủ bởi công thức CS2%/rutin0,5% có thời gian bảo quản lâu hơn (18 ngày) và giữ được hàm lượng vitamin C (0,033 mg/mL), hàm lượng đường (14,69%) nhiều hơn so với các mẫu đối chứng.
|
4.
|
ĐIỀU KHIỂN XE TỰ LÁI SỬ DỤNG MẠNG NORON TÍCH CHẬP TIÊN TIẾN
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 36
- Tác giả: Lương Thị Thảo Hiếu, Phạm Thị Thùy
- Từ khóa: Xe tự lái, CNN, học sâu, họcgiám sát, VGG-16.
-
Tóm tắt
Mạng nơron tích chập (CNN) là một trong những mô hình mạng học sâu (Deep Learning) phổ biến nhất hiện nay, có khả năng nhận dạng và phân loại hình ảnh với độ chính xác cao, thậm chí tốt hơn con người trong nhiều trường hợp. Mô hình này đã và đang được ứng dụng vào các hệ thống xử lý ảnh lớn của Facebook, Google hay Amazon… Bài báo nghiên cứu lý thuyết về mô hình mạng CNN tiên tiến (VGG-16), dựa trên kiến trúc VGG-16. Tác giả xây dựng mô hình mới, bằng cách xen kẽ kích thước bộ lọc 3x3, 1x1, tăng số lượng khối tích chập, sử dụng hàm kích hoạt ELU sau mỗi lớp tích chập, tinh chỉnh các siêu tham số; sau đó thực nghiệm áp dụng mô hình mới vào dự đoán góc lái xe tự hành dựa trên hình ảnh thu được từ phần mềm mô phỏng xe tự lái Udacity. Thực hiện đánh giá, so sánh, kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình mới dự đoán góc lái thực sự hiệu quả.
|
5.
|
ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH PHÂN LOẠI KHÁCH HÀNG DỰA TRÊN HOẠT ĐỘNG MUA/BÁN TRỰC TUYẾN
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 36
- Tác giả: Mai Mạnh Trừng, Lê Thị Thu Hiền
- Từ khóa: Mô hình, phân loại khách hàng, khoa học dữ liệu, K-Means.
-
Tóm tắt
Thế giới đang trải qua cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với đặc trưng là Dữ liệu lớn (Big data), Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), Điện toán đám mây (Cloud computing) và Khoa học dữ liệu (Data Science). Bài báo theo hướng khoa học dữ liệu, sử dụng thuật toán học máy nhằm xây dựng mô hình phân loại khách hàng thông qua bộ dữ liệu giao dịch thương mại điện tử, phân khúc khách hàng để phân chia cơ sở khách hàng thành nhiều nhóm cá nhân có cùng điểm giống nhau theo những cách khác nhau có liên quan đến hoạt động tiếp thị như giới tính, tuổi tác, sở thích và thói quen chi tiêu không rõ ràng. Đầu tiên, nhóm sẽ thực hiện thu thập và khai phá dữ liệu. Tiếp theo, nhóm sẽ dựa trên thuật toán học máy xây dựng mô hình phân loại khách hàng. Cuối cùng, nhóm sẽ đánh giá dữ liệu khách hàng đầu vào để có được phân loại dữ liệu vào phân khúc khách hàng.
|
6.
|
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢI MÃ KÊNH ỨNG DỤNG CHO MÃ TÍCH
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 36
- Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Nhung, Phạm Văn Nam
- Từ khóa: Giải mã đối ngẫu, mã tích, mã Hamming, giải mã lặp, mã kênh.
-
Tóm tắt
Mạng cảm biến vô tuyến công nghiệp cần có các giải pháp mã kênh mạnh với các gói tin ngắn. Mã tích là họ mã kênh chỉ cần với chiều dài từ mã ngắn, đã đạt khả năng sửa lỗi rất tốt do có khoảng cách Hamming cực tiểu lớn. Vì quá trình giải mã phức tạp nên hiện nay mã tích vẫn chưa được đề xuất ứng dụng trong các hệ thống truyền tin. Với mong muốn khai thác khả năng kiểm soát lỗi của mã tích trong các ứng dụng truyền tin hiện đại, bài báo này dựa vào cơ sở lý thuyết giải mã tích, lựa chọn mã Hamming làm mã thành phần, đề xuất thuật toán giải mã lặp áp dụng phù hợp với mã tích cho chất lượng giải mã tốt với độ phức tạp chấp nhận được. Kết quả mô phỏng cho thấy, tại tỉ lệ lỗi bit (BER) 105, yêu cầu về tỉ lệ công suất tín hiệu trên tạp âm chỉ cần 3,7 dB nếu sử dụng mã Hamming (31, 26) làm mã thành phần.
|