1.
|
MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ - XU HƯỚNG MỚI CỦA MỘT NỀN KINH TẾ SỐ TẠI VIỆT NAM
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 22
- Tác giả: Mai Thị Lụa
- Từ khóa: Kinh tế chia sẻ, xu hướng mới, nền kinh tế số.
-
Tóm tắt
Kinh tế chia sẻ - một thuật ngữ mà thời gian gần đây đang trở thành từ khóa toàn cầu bởi nó nhận được sự quan tâm và tham gia của cả các doanh nghiệp và người dân, mô hình này đã mang lại cho nền kinh tế Việt Nam một luồng gió mới thông qua sự xuất hiện của các công ty cung cấp dịch vụ chia sẻ như Uber, Grab, Airbnb... Đây được xem là một trong những mô hình kinh tế phát triển nhanh và mạnh nhất trong lịch sử, đóng góp vào sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Ngoài ra, kinh tế chia sẻ còn sử dụng các nguồn lực dư thừa, giảm thiểu chi phí, thúc đẩy phát triển công nghệ và tạo ra nguồn thu mới cho ngân sách nhà nước. Chính vì vậy mà cơ hội phát triển của mô hình này là không hề nhỏ, đặc biệt trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay. Có thể nói, kinh tế chia sẻ là một điều tất yếu và là xu hướng mới của nền kinh tế số tại Việt Nam.
|
2.
|
THỰC TRẠNG ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN BẬC ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 22
- Tác giả: Trần Ngọc Vân
- Từ khóa: Động cơ học tập, mục đích học tập, tài chính - ngân hàng.
-
Tóm tắt
Động cơ học tập luôn giữ vai trò quan trọng, thúc đẩy hoạt động nhận thức giúp sinh viên chủ động và nghiêm túc hơn trong việc học tập. Động cơ học tập tích cực, đúng đắn hay lệch lạc tác động đến kết quả học tập và cả quá trình phát triển, hình thành nhân cách của mỗi cá nhân. Đa số sinh viên ngành tài chính - ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp có động cơ học tập tích cực. Tuy nhiên, một bộ phận sinh viên vẫn có biểu hiện ngại học, ngại rèn, động cơ học tập không rõ ràng, vẫn còn nhiều tư tưởng học chỉ để lấy cái bằng, học cho cha mẹ… ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các em. Do đó, nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về động cơ học tập để tìm ra các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành tài chính - ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp.
|
3.
|
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP TÀI CHÍNH
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 22
- Tác giả: Vũ Thị Thục Oanh
- Từ khóa: Trái phiếu chính phủ, nhân tố, hội nhập tài chính.
-
Tóm tắt
Việc nghiên cứu về thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) là cần thiết và có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của thị trường tài chính và nền kinh tế ở từng quốc gia, khu vực, nhất là trong bối cảnh hội nhập tài chính như hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy tự do tiền tệ, quy mô ngân hàng, chênh lệch lãi suất cho vay và huy động và sự ổn định của Chính phủ có ảnh hưởng tiêu cực đến quy mô thị trường TPCP với mức ý nghĩa 5% cho biến tự do tiền tệ, biến chênh lệch lãi suất, và mức ý nghĩa 1% cho biến quy mô ngân hàng và sự ổn định của Chính phủ. Còn các biến khác không có tác động đến sự phát triển của thị trường trái phiếu chính phủ.
|
4.
|
ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 22
- Tác giả: Trần Tuấn Anh
- Từ khóa: Nguồn nhân lực, đào tạo, du lịch.
-
Tóm tắt
Sự phát triển của ngành du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, tài nguyên thiên nhiên; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Tuy nhiên ngành du lịch Việt Nam đang gặp những thách thức không nhỏ về nhiều mặt, trong đó có y ếu tố về xây dựng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch cung ứng ra thị trường trong tình trạng “vừa thiếu, vừa yếu”, chưa đạt yêu cầu của doanh nghiệp. Do đó đòi h ỏi cần có sự đột phá trong chính sách và giải pháp đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành du lịch.
|
5.
|
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ HÀI LÒNG VÀ QUAY LẠI CỦA KHÁCH DU LỊCH KHI TỚI BẾN TRE
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 22
- Tác giả: Phan Thị Thu Hiền, Trần Ngọc Ban
- Từ khóa: Marketing trải nghiệm, sự hài lòng của khách du lịch, Bến Tre.
-
Tóm tắt
Mục đích của nghiên cứu là đánh giá và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới sự hài lòng và quay trở lại của khách du lịch khi tới Bến Tre. Nghiên cứu được thực hiện trên 368 khách du lịch bằng phương pháp phân tích định lượng, sử dụng phần mềm Smart PLS, kết quả cho thấy hoạt động marketing trải nghiệm, quảng cáo trải nghiệm tác động rất mạnh tới sự hài lòng của khách du lịch khi tới thăm quan du lịch tại Bến Tre. Đồng thời, sự hài lòng của khách du lịch khi tới Bến Tre tác động khá mạnh tới hành vi quay trở lại của khách du lịch. Từ đó chúng tôi khuyến nghị, các doanh nghiệp du lịch cũng như các dịch vụ du lịch ở Bến Tre nên hướng vào hoạt động trải nghiệm, giúp khách du lịch có những cảm nhận, suy nghĩ và hành động thích thú hơn và họ sẽ hài lòng hơn dẫn tới hành vi quay lại du lịch nhiều hơn.
|
6.
|
ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH DẠY HỌC KẾT HỢP BLENDED LEARNING ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 22
- Tác giả: Nguyễn Trường Giang
- Từ khóa: Mô hình dạy học kết hợp, học tập di động.
-
Tóm tắt
Mô hình dạy học kết hợp - Blended Learning (B-Learning) là một hình thức dạy học đang được nghiên cứu và triển khai rộng rãi trên thế giới. Những nghiên cứu cho thấy B-Learning khá phù hợp với dạy học ở bậc đại học trong thời đại kỉ nguyên số. Bằng việc phân tích các mô hình B-Learning và các đặc điểm dạy học tại Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp (UNETI), tác giả đã đề xuất các định hướng thiết kế B-Learning phù hợp để nâng cao chất lượng dạy và học tại trường.
|