Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu

Tạp chí KHCN Số 32

Lượt xem: 313
Nguồn đăng : Ban biên tập tạp chí
DANH MỤC BÀI VIẾT
1. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MẠNG NƠRON NHÂN TẠO TRONG CHUẨN ĐOÁN MÒN DAO
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 32
  • Tác giả: Phạm Vũ Dũng
  • Từ khóa: Mòn dao, mạng nơron nhân tạo (ANN)…
  • Tóm tắt

    Để bảo đảm độ tin cậy và hiệu quả của quá trình gia công cắt gọt không thể thiếu các thông tin về trạng thái dao, cũng như trạng thái của cả quá trình cắt. Bài báo giới thiệu mô hình ứng dụng mạng nơron nhân tạo trong dự báo mòn dao khi tiện, nhằm nâng cao hiệu quả, độ tin cậy của quá trình gia công.

2. ĐÁNH GIÁ SỰ HOẠT ĐỘNG BỀN VỮNG CỦA NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI THÀNH PHỐ BẮC NINH
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 32
  • Tác giả: Đỗ Thị Minh Hạnh
  • Từ khóa: Sự bền vững, tiêu chí bền vững, hoạt động của nhà máy xử lý nước thải, vận hành và
  • Tóm tắt

    Trên cơ sở thông qua nghiên cứu lý thuyết về tính bền vững của Nhà máy xử lý nước thải và các hoạt động thực tế của nhà máy xử lý nước thải thành phố Bắc Ninh (công nghệ xử lý nước thải )XLNT); suất vốn đầu tư, tổ chức quản lý vận hành; chi phí O&M; tiết kiệm chi phí: năng lượng, hóa chất, vận hành...; cơ chế thu hồi tài chính...). Tác giả đã đưa ra đánh giá về sự bền vững của các hoạt động của Nhà máy xử lý nước thải thành phố Bắc Ninh theo các tiêu chí: công suất và hiệu quả xử lý nước thải, sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải với điều kiện địa phương, chi phí vận hành và bảo trì, điều kiện hoạt động của các công trình và thiết bị, sự thích ứng với biến đổi khí hậu và thay đổi yếu tố đầu vào, an toàn và thân thiện môi trường và thấy rằng Nhà máy xử lý nước thải thành phố Bắc Ninh đảm bảo được sự hoạt động bền vững trong quá trình quản lý vận hành theo các tiêu chí đề xuất.

3. TỔNG HỢP VẬT LIỆU HYDROGEL/CELLULOSE VÀ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG XỬ LÝ ION KIM LOẠI NẶNG CROM (VI)
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 32
  • Tác giả: Cao Ngọc Ánh, Trần Bích Thảo
  • Từ khóa: Xenlulozo, ion KLN crom (VI), vật liệu hydrogel, hấp phụ.
  • Tóm tắt

    Trong nghiên cứu này vật liệu hydrogel (VLHG) được tổng hợp thành công từ xenlulozo với các chất liên kết hóa học là axit acrylic (AA), amoni persulfate (APS) và N,N’ - methylenebisacryaminde (MBA). Một số tính chất vật lý và hoá học của VLHG như phổ hồng ngoại FTIR, SEM và độ ngậm nước cho thấy VLHG có độ bền cơ học và tính ngậm nước tương đối cao. Cùng với đó, các khảo sát về ảnh hưởng của pH, thời gian, khối lượng vật liệu và nồng độ đầu vào cũng được tiến hành với ion kim loại nặng crom (VI) để tìm ra các thông số tối ưu. Kết quả nghiên cứu cho thấy vật liệu hydrogel này có khả năng hấp phụ ion kim loại nặng crom (VI) trong nước với hiệu suất khoảng 82% trong các điều kiện tối ưu là pH = 2, thời gian xử lý tối ưu là 120 phút, nồng độ đầu vào là 10 mg/lít và khối lượng VLHG cần dùng là 0,2 gam.

4. NGHIÊN CỨU PHÂN HUỶ HỢP CHẤT HỮU CƠ METHYL DA CAM BẰNG CHẤT XÚC TÁC QUANG HÓA TiO2
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 32
  • Tác giả: Cao Ngọc Ánh, Trần Bích Thảo
  • Từ khóa: Xúc tác quang hoá.
  • Tóm tắt

    Vật liệu có từ tính ngày càng được nghiên cứu rộng rãi, bởi những ứng dụng của nó vào thực tiễn rất có hiệu quả. TiO2 khi được gắn nên chất mang NiFe2O4 là chất xúc tác quang hoá, chúng có khả năng phân hủy nhiều hợp chất hữu cơ mang màu ra khỏi môi trường nước như metyl da cam. Khi xử lý nước thải chứa các hợp chất hữu cơ mang màu, thì TiO2 ở dạng huyền phù trong môi trường nước, thường không thể thu hồi lại được TiO2 để tái sử dụng, gây lãng phí, gây ô nhiễm môi trường, tạo ra chất thải rắn. Hạt tinh thể nano NiFe2O4 được tổng hợp bằng phương pháp thuỷ nhiệt và được sử dụng làm chất mang xúc tác quang hóa TiO2. Bài báo này là kết quả nghiên cứu ứng dụng phân huỷ hợp chất hữu cơ metyl da cam có nồng độ 2M bằng chất xúc tác quang hoá TiO2, sau 12 giờ xử lý đạt hiệu suất 98,7%. Thu hồi được TiO2 để tái sử dụng lại nhiều lần, mà không tạo ra chất thải rắn TiO2 trong quá trình xử lý các hợp chất hữu cơ mang màu trong môi trường nước. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc áp dụng vào thực tiễn các quá trình công nghệ sản xuất.

5. ỨNG DỤNG GIẢI THUẬT DI TRUYỀN TRONG XỬ LÝ BÀI TOÁN ĐỊNH TUYẾN XE
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 32
  • Tác giả: Cao Ngọc Ánh, Trần Bích Thảo
  • Từ khóa: Vehicle Routing Problem (VRP), Genetic Algorithm.
  • Tóm tắt

    Mục tiêu chính của nghiên cứu này là tìm ra giải pháp cho vấn đề định tuyến xe bằng cách sử dụng các thuật toán di truyền. Bài toán định tuyến xe (Vehicle Routing Problem -VRP) là một bài toán tối ưu hóa tổ hợp phức tạp thuộc lớp NP - đầy đủ (nondeterministic polynomial - complete). Vehicle Routing Problem là một vấn đề toán học, và đề bài gốc của bài toán này gói gọn trong câu hỏi: “Làm thế nào để tạo ra một lộ trình tối ưu cho một đội xe giao hàng tới một lượng khách hàng có sẵn?”. Bài báo nghiên cứu thuật toán di truyền và kỹ thuật tìm kiếm để tìm ra giải pháp đúng hoặc gần đúng đến các vấn đề tối ưu hóa và tìm kiếm để giải bài toán định tuyến xe.


Banner right

LIÊN KẾT WEBSITE

Banner right Banner right Banner right