Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu

Tạp chí KHCN Số 13

Lượt xem: 768
Nguồn đăng : Ban biên tập tạp chí
DANH MỤC BÀI VIẾT
1. KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH THU: CÔNG CỤ TĂNG LỢI NHUẬN TẠI MỘT SỐ ĐƠN VỊ KINH DOANH XĂNG DẦU THUỘC TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 13
  • Tác giả: Trần Bích Nga, Trần Thị Quỳnh Giang
  • Từ khóa: Kế toán quản trị doanh thu.
  • Tóm tắt

    Tổng công ty Xăng Dầu Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước trọng yếu, xếp hạng đặc biệt có quy mô kinh doanh xăng dầu lớn nhất toàn quốc. Trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường xăng dầu hiện nay, doanh thu tại các đơn vị kinh doanh xăng dầu luôn được các nhà lãnh đạo quan tâm, chú trọng. Vì lẽ đó công tác kế toán doanh thu về xăng dầu tại Tổng công ty Xăng Dầu cần phải hoàn thiện hơn để đáp ứng cho việc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị cũng như lãnh đạo doanh nghiệp, góp phần tối đa hóa lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

2. CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 13
  • Tác giả: Đinh Doãn Cường
  • Từ khóa: Kiểm soát nội bộ, chi phí sản xuất, tập đoàn.
  • Tóm tắt

    Chi phí sản xuất là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) nói riêng. Kiểm soát chi phí sản xuất (CPSX) là một trong những quan tâm hàng đầu của nhà quản lý Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam bởi lợi nhuận nhiều hay ít sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của các chi phí phát sinh. Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh một cách khách quan và luôn thay đổi trong quá trình sản xuất, gắn liền với sự đa dạng và phức tạp của loại hình Tập đoàn đa ngành. Qua khảo sát công tác kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất tại TKV còn vấp phải nhiều khó khăn. Cơ chế quản lý không tuân theo quy luật thị trường, quá trình kiểm soát thiếu chặt chẽ khiến cho chi phí sản xuất luôn cao hơn kế hoạch đề ra. Do vậy, cần thiết phải đưa ra các giải pháp nhằm tổ chức được một hệ thống kiểm soát nội bộ về chi phí sản xuất hiệu quả để đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn nhất nhằm thực hiện mục tiêu tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp.

3. NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM HẠT ĐIỀU XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM ĐỂ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 13
  • Tác giả: Nguyễn Thị Thái Thủy
  • Từ khóa: Năng lực cạnh tranh sản phẩm Điều xuất khẩu
  • Tóm tắt

    Nhận thức đầy đủ những lợi thế và bất lợi trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm Điều của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng để chủ động và tự tin hơn trong quá trình chỉ đạo sản xuất và thị trường. Vấn đề là làm sao kết hợp được các lợi thế so sánh, phát huy tối đa hiệu quả của chúng. Muốn vậy đòi hỏi sự nỗ lực của cả xã hội và sự kết hợp chặt chẽ của các ngành các cấp, các đơn vị sản xuất, đặc biệt là vai trò điều tiết của Chính phủ, nhằm chủ động tạo lập và xác định các chiến lược về mặt hàng xuất khẩu, ngành hàng xuất khẩu và thị trường xuất khẩu chủ lực, để có thể từ những lợi thế (từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động), tạo sức cạnh tranh cao cho sản phẩm Điều của Việt Nam trên thị trường thế giới, giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu Điều có thể nâng cao được hiệu quả hoạt động của mình.

4. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC PHÂN TÍCH THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN QUẢN TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP CỦA VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 13
  • Tác giả: Hoàng Thị Phương Lan
  • Từ khóa: Tổ chức phân tích, thông tin kế toán, đại học ngoài công lập
  • Tóm tắt

    Bài viết đã phân tích thực trạng tổ chức công tác phân tích thông tin kế toán và tư vấn quản trị tại các trường đại học ngoài công lập của Việt Nam trên địa bàn Hà nội. Trên cơ sở đánh giá những hạn chế còn tồn tại tác giả đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức phân tích thông tin kế toán tại các trường này để thông tin kế toán thực sự phát huy hiệu quả, phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng trường.

5. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU AERO1 VÀ VIỆC ÁP DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI BÁN LẺ VIỆT NAM
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 13
  • Tác giả: Phạm Thúy Hồng
  • Từ khóa: Bán lẻ, hoạt động bán lẻ
  • Tóm tắt

    Thành tựu của hoạt động bán lẻ là kết quả của một chuỗi các hoạt động, phản ánh nỗ lực của các nhà bán lẻ và mức độ đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Mô hình nghiên cứu AERO đưa ra một cách tiếp cận nhằm nghiên cứu và đánh giá đầy đủ những tác động đến thành công của các nhà bán lẻ, chỉ ra những con đường để cải thiện hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh trong dịch vụ bán lẻ. Bài viết cũng tiếp tục phát triển cách tiếp cận này trong điều kiện thị trường bán lẻ Việt Nam, nhằm gợi ý một số vấn đề cần thiết để nâng cao hiệu quả bán lẻ liên quan đến: nhân viên bán hàng, khách hàng và các hoạt động logicstics tại cửa hàng và việc ứng dụng công nghệ trong bán lẻ.


Banner right

LIÊN KẾT WEBSITE

Banner right Banner right Banner right