Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu

Tạp chí KHCN Số 30

Lượt xem: 337
Nguồn đăng : Ban biên tập tạp chí
DANH MỤC BÀI VIẾT
1. NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI VÀ TÍNH CHẤT QUANG CỦA HẠT NANO PEROVSKITE VÔ CƠ CsPbX3 (X=Cl, Br, I) VÀ CsPbBr3 PHA TẠP COBALT CHẾ TẠO BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA MỘT BƯỚC
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 30
  • Tác giả: Nguyễn Cao Ngọc Hồng, Nguyễn Minh Vương, Phạm Xuân Việt, Bùi Xuân Thành, Dương Thanh Tùng
  • Từ khóa: Chấm lượng tử bán dẫn, kích thước hạt, tính chất quang.
  • Tóm tắt

    Trong nghiên cứu này, hạt nano tinh thể CsPbBr3 và CsPbBr3 pha tạp Co2+ bằng phương pháp hóa một bước. Các hạt nano tinh thể CsPbX3 (X= Cl, I) cũng được chế tạo bằng phương pháp trao đổi ion từ CsPbBr3 và CsX. Các mẫu CsPbBr3 và CsPbCl3 thu được có dạng hình vuông với kích thước hạt trong khoảng 7-14 nm, và dưới 7 nm đối với mẫu CsPbI3. Chúng phát quang với các bước sóng 450, 516 và 660 nm khi được kích thích bằng nguồn sáng có bước sóng dưới 400 nm tương ứng với mức năng lượng vùng cấm lần lượt là 1,81, 2,4 và 2,71 eV. Bước đầu khi tiến hành pha tạp ion Co2+ vào mạng nền CsPbBr3 cho thấy sự cải thiện về cấu trúc tinh thể và tính chất quang của mẫu CsPb0.95Co0.05Br3 đối với mẫu không pha tạp CsPbBr3.

2. CẢM BIẾN ĐIỆN HÓA PHÁT HIỆN CHLORAMPHENICOL TRONG MẪU THỊT LỢN SỬ DỤNG ĐIỆN CỰC IN CACBON TÍCH HỢP (SPE) BIẾN TÍNH VỚI TẤM NANO MOS2
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 30
  • Tác giả: Ngô Xuân Đinh, Hoàng Văn Tuấn, Nguyễn Văn Quy, Vũ Đình Lãm, Lê Anh Tuấn
  • Từ khóa: Chloramphenicol, cảm biến điện hóa, tấm nano MoS2.
  • Tóm tắt

    Việc lạm dụng, sử dụng bất hợp pháp thuốc kháng sinh trong chăn nuôi đã tạo ra lượng tồn dư kháng sinh trong các sản phẩm từ thịt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phát triển thành công cảm biến điện hóa cầm tay trên cơ sở điện cực in cacbon tích hợp (SPE) biến tính với tấm nano MoS2 (SPE-MoS2) cho phát hiện nhanh dư lượng thuốc kháng sinh chloramphenicol (CAP) trong các mẫu thịt lợn. Đặc tính lý hóa của tấm nano MoS2 và các điện cực biến tính được phân tích bằng phương pháp nhiễu xạ tia X, chụp ảnh hiển vi điện tử quét, phổ hồng ngoại biến đổi Fourier và phổ tán xạ Raman. Kết quả thử nghiệm cho thấy, cảm biến điện hóa sử dụng điện cực SPE-MoS2 có thể phát hiện CAP trong khoảng 0,5-50 µM với độ nhạy điện hóa 2,79 µA. µM-1 cm-2 và giới hạn phát hiện là 61 nM. Nghiên cứu của chúng tôi chứng tỏ rằng cảm biến điện hóa cầm tay dựa trên vật liệu tấm nano MoS2 có tiềm năng ứng dụng trong việc phát hiện nhanh dư lượng các chất kháng sinh khác nhau trong các mẫu thực phẩm với độ nhạy và độ ổn định cao.

3. HIGHLY SENSITIVE H2S GAS SENSOR BASED ON Ag AND Pt DECORATED SnO2 THIN FILM
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 30
  • Tác giả: Mai Mạnh Trừng, Trần Minh Đức, Lê Thị Thu Hiền
  • Từ khóa: Cảm biến khí, SnO2, H2S, màng mỏng, nano.
  • Tóm tắt

    Trong bài báo này, chúng tôi trình bày về việc biến tính cảm biến trên cơ sở màng SnO2 với các hạt nano bạc hoặc platin nhằm tăng cường khả năng nhạy khí với khí hydro sulfua (H2S). Các cảm biến chế tạo được được khảo sát tính chất nhạy khí, cấu trúc hình thái học. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự có mặt của các hạt nano Ag hoặc Pt đều cải thiện đáng kể khả năng nhạy khí của cảm biến với H2S. Trong đó các mẫu cảm biến biến tính với lớp hạt nano Ag (dày 1 mm) hay Pt (dày 4 mm) có khả năng nhạy khí tốt nhất ở 250 oC với nồng độ khí H2S là 0,25 ppm.

4. ĐỀ XUẤT MÃ HÓA THÔNG QUA VỊ TRÍ ĐIỂM TRÊN ĐƯỜNG CONG ELLIPTIC
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 30
  • Tác giả: Mai Mạnh Trừng, Trần Minh Đức, Lê Thị Thu Hiền
  • Từ khóa: Mật mã đường cong Elliptic, bảo mật, chuỗi dữ liệu.
  • Tóm tắt

    Bài báo dựa trên ý tưởng toán học trên đường cong Elliptic. Số học đường cong Elliptic này được ứng dụng trong bảo mật, an toàn thông tin, chứng thực, chữ ký số. So với các hệ mật truyền thống khác với cùng kích thước khóa thì hệ mật đường cong Elliptic có độ mật tốt hơn. Trong bài báo này nhóm tác giả đề xuất không cần tạo chuỗi dữ liệu để mã hóa mà chỉ cần lấy vị trí của điểm tương ứng ký tự để mã hóa. Với việc này thì bản mã ngắn gọn hơn khi gửi bản mã trên mạng sẽ chiếm ít băng thông trên quá trình truyền.

5. ỨNG DỤNG PHÂN PHỐI XÁC SUẤT ỔN ĐỊNH PHÂN TÍCH CÁC NHIỄU NGẪU NHIÊN KHÔNG TUÂN THEO LUẬT CHUẨN TRONG XỬ LÝ SỐ LIỆU THỰC NGHIỆM
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 30
  • Tác giả: Trần Chí Lê
  • Từ khóa: Ổn định, Bayesian, R.
  • Tóm tắt

    Khi xét mô hình hồi quy trong xử lý số liệu thực nghiệm, thường đi kèm giả thiết các sai số (nhiễu ngẫu nhiên) tuân theo luật chuẩn, và phân tích mô hình đó bằng T-test và F-test. Trong trường hợp sai số không tuân theo luật chuẩn thì các phân tích trước đó sẽ cho kết quả không chuẩn xác. Bài báo này giới thiệu một lớp phân phối ổn định, phân phối mở rộng của phân phối chuẩn, rất phù hợp để phân tích sai số không tuân theo luật chuẩn. Phương pháp phân tích theo phân phối này cho kết quả chính xác hơn thông qua các kiểm định Kolmogorov-Smirnov và mô hình Bayesian trung bình, các kết quả phân tích được trình bày thông qua các gói lệnh và mã lập trình trên phần mềm xử lý số liệu R.


Banner right

LIÊN KẾT WEBSITE

Banner right Banner right Banner right