Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu

Tạp chí KHCN Số 29

Lượt xem: 323
Nguồn đăng : Ban biên tập tạp chí
DANH MỤC BÀI VIẾT
1. NGHIÊN CỨU, MÔ PHỎNG SỰ PHÂN BỐ ÁP SUẤT CỦA ĐỆM KHÍ TRỤ TRONG Ổ KHÍ QUAY CAO TỐC
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 29
  • Tác giả: Trương Minh Đức
  • Từ khóa: Đệm khí, phần tử hữu hạn, áp suất phân bố.
  • Tóm tắt

    Hiện nay ổ khí quay cao tốc là một trong những giải pháp rất hiệu quả thường được áp dụng cho những bộ truyền động chính xác và định tâm cao. Trong bài báo này, trên cơ sở ứng dụng phần mềm Ansys, mô phỏng và tính toán sự phân bố áp suất trên bề mặt đệm khí bằng phương pháp phần tử hữu hạn nhằm giảm thiếu khối lượng tính toán, tạo ra hình ảnh trực quan về sự phân bố áp suất trên bề mặt đệm khí và xác định lực nâng của đệm khí.

2. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ ĐẾN CHIỀU SÂU NGẤU MỐI HÀN KHI HÀN ĐIỆN TIẾP XÚC ĐIỂM
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 29
  • Tác giả: Nguyễn Thành Huân, Đỗ Anh Tuấn, Nguyễn Văn Trúc
  • Từ khóa: Hàn điện tiếp xúc điểm, chiều sâu ngấu mối hàn, thông số công nghệ hàn.
  • Tóm tắt

    Công nghệ hàn điện tiếp xúc điểm có nhiều ưu điểm như hàn được kim loại có tính chất khác nhau, không cần dùng kim loại bù, dễ cơ khí hóa - tự động hóa. Do đó, hàn điện tiếp xúc điểm được sử dụng rộng rãi trong sản xuất xe máy, ô tô, hàng không… Một trong những thông số đặc trưng cho chất lượng mối hàn điện tiếp xúc điểm là chiều sâu ngấu mối hàn. Bài báo phân tích kết quả khảo sát bằng thực nghiệm về ảnh hưởng của các thông số công nghệ hàn điện tiếp xúc điểm như: dòng điện hàn, lực ép điện cực và thời gian hàn đến chiều sâu ngấu mối hàn. Bài báo cũng đã sử dụng phương pháp quy hoạch thực nghiệm để xây dựng mô hình toán học chiều sâu ngấu mối hàn phụ thuộc vào các thông số công nghệ. Từ mô hình toán học thu được, tùy thuộc vào yêu cầu chiều sâu ngấu của mối hàn, các nhà công nghệ có thể lựa chọn được các thông số một cách nhanh chóng và chính xác.

3. KHẢO SÁT KHẢ NĂNG DIỆT KHUẨN VÀ HIỆU QUẢ BẢO QUẢN MĂNG TÂY CỦA POLYME GỐC GUANIDINE
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 29
  • Tác giả: Phạm Thị Thu Hoài, Nguyễn Thị Mai Hương, Đặng Thảo Yến Linh, Trần Hùng Thuận, Chu Xuân Quang
  • Từ khóa: Polyme gốc guanidine, Polyhexamethylene Guanidine (PHMG), diệt khuẩn, bảo quản,
  • Tóm tắt

    Polyme gốc guanidine cho thấy có triển vọng lớn để phát triển các loại chế phẩm mới có tính diệt khuẩn ứng dụng cho bảo quản nông sản. Nghiên cứu này tiến hành khảo sát khả năng diệt các vi sinh vật gây bệnh thực phẩm của polyme gốc guanidine là Polyhexamethylene Guanidine (PHMG) bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch và đánh giá tác động của PHMG lên tỷ lệ thối hỏng, hàm lượng chất khô tổng số, khả năng nhiễm các vi sinh vật và chất lượng cảm quan của măng tây trong quá trình bảo quản. Kết quả thu được, dung dịch chứa PHMG không có khả năng tiêu diệt hai chủng vi khuẩn Samonella enterica HT00007 và Listeria monecytogenes ở các nồng độ được khảo sát. Tuy nhiên lại có khả năng tiêu diệt hai chủng vi khuẩn E. coli LMG 2093 và Bacillus cereus ATCC 24579 ở nồng độ tính theo hàm lượng PHMG từ 2 mg/l trở lên, và Staphylococcus aureus ATCC 35984 ở nồng độ từ 3 mg/l. Hiệu quả bảo quản măng tây cũng đã được chứng minh là tốt nhất khi xử lý măng bằng PHMG ở hàm lượng 3mg/l, nhiệt độ bảo quản 10oC, vẫn giữ được chất lượng măng tây sau 25 ngày bảo quản, kéo dài hơn so với công thức không xử lý chế phẩm 10 ngày.

4. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM VI SINH VẬT QUANG DƯỠNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY XÀ LÁCH (Lactuca sativa L.) VÀ CÂY CÀ RỐT (Daucus carota L.) TRỒNG TẠI CẨM GIÀNG - HẢI DƯƠNG
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 29
  • Tác giả: Phạm Thị Hải, Nguyễn Thị Sơn, Nguyễn Thị Sen, Nguyễn Quang Thạch
  • Từ khóa: Chế phẩm vi sinh vật quang dưỡng, xà lách, cà rốt.
  • Tóm tắt

    Nghiên cứu đã xác định được ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh vật quang dưỡng đến cây xà lách (Lactuca sativa L.) và cây cà rốt (Daucus carota L.) trồng tại Cẩm Giàng, Hải Dương, từ đó góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất cây xà lách và cây cà rốt. Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng chế phẩm vi sinh vật quang dưỡng đã giúp tăng năng suất cây xà lách từ 25,35% đến 29,93%, hiệu quả kinh tế tăng 38,21% so với đối chứng sau 30 ngày; tăng năng suất cà từ 7,65 đến 8,16%, hiệu quả kinh tế tăng 12,21% so với đối chứng sau 115 ngày.

5. ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ MALTODEXTRIN ĐẾN CHẤT LƯỢNG BỘT BƠ (PERSEA AMERICANA MILL) TỪ BƠ BOOTH 7 TRỒNG TẠI ĐẮK LẮK
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 29
  • Tác giả: Nguyễn Thị Thảo, Nguyễn Văn Minh
  • Từ khóa: Bơ, bột bơ, maltodextrin, sấy phun.
  • Tóm tắt

    Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ maltodextrin bổ sung đến chất lượng của bột bơ. Chất lượng của bột bơ được đánh giá dựa vào chỉ tiêu cảm quan và các chỉ liêu lý - hóa bao gồm khả năng giữ nước, độ ẩm, hàm lượng lipid, chỉ số acid và chỉ số peroxide và hàm lượng vitamin C. Kết quả thu được cho thấy tỷ lệ maltodextrin bổ sung phù hợp là 13%. Các tính chất lý - hóa của bột bơ thu được là: hàm lượng lipid tổng đạt 15,6%, độ ẩm của bột bơ < 5%; chỉ số hư hỏng của dầu thấp: chỉ số peroxide đạt 16,18 meq/kg, chỉ số acid đạt 2,69 mg/g; khả năng giữ nước của của bột cao.

6. NGHIÊN CỨU HAI PHƯƠNG PHÁP TOÁN HỌC ĐỂ XÁC ĐỊNH MÔMEN QUÁN TÍNH CỦA CÁC VẬT RẮN ĐỒNG CHẤT
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 29
  • Tác giả: Đinh Văn Tình
  • Từ khóa: Mômen quán tính, vật rắn đồng chất.
  • Tóm tắt

    Mômen quán tính là một đại lượng trong vật lý. Đây được xem như một đại lượng giúp tính toán cho một vật rắn đang trải qua một chuyển động quay quanh một trục cố định. Nó được tính toán dựa trên sự phân bố khối lượng trong vật thể và vị trí của trục quay, do đó, cùng một đối tượng có thể có các giá trị quán tính rất khác nhau tùy thuộc vào vị trí và hướng của trục quay. Ngoài ra mômen quán tính có thể được coi là đại diện cho lực cản của vật thể thay đổi vận tốc góc, tương tự như khối lượng biểu thị khả năng chống lại sự thay đổi vận tốc trong chuyển động tịnh tiến theo các định luật chuyển động của Newton.

7. XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM BỘ ĐIỀU KHIỂN BỀN VỮNG THÍCH NGHI CHO ROBOT ALMEGA 16
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 29
  • Tác giả: Võ Thu Hà
  • Từ khóa: Thuật toán điều khiển bền vững thích nghi, robot Almega 16.
  • Tóm tắt

    Bài báo đề cập đến vấn đề xây dựng thuật toán điều khiển bền vững thích nghi trong không gian khớp cho robot Almega 16. Mục đích của thuật toán điều khiển là kết hợp các ưu điểm và hạn chế được nhược điểm của bộ điều khiển thích nghi và bộ điều khiển bền vững. Bộ điều khiển này không yêu cầu biết chính xác các thông số động lực học của hệ thống được giải quyết bằng việc ước lượng các thống số đó vì vậy giảm thiểu khối lượng tính toán on-line đồng thời đảm bảo ổn định tiệm cận khi thêm nhiễu ngoại tác động. Kết quả được mô phỏng và thực nghiệm cho thấy hệ chuyển động robot almega 16 đã đáp ứng được yêu cầu điều khiển: đảm bảo sai số của các khớp quay nhanh chóng đạt tới không với thời gian quá độ nhỏ.


Banner right

LIÊN KẾT WEBSITE

Banner right Banner right Banner right