Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu

Tạp chí KHCN Số 25

Lượt xem: 328
Nguồn đăng : Ban biên tập tạp chí
DANH MỤC BÀI VIẾT
1. XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ BẢO QUẢN MỘT SỐ LOẠI QUẢ TƯƠI CỦA HỘP BẢO QUẢN TÍCH HỢP MÀNG MAP
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 25
  • Tác giả: Trần Hồng Hậu, Nguyễn Thị Mai Hương, Chu Xuân Quang, Đặng Thảo Yến Linh
  • Từ khóa: Hộp bảo quản, MAP, nông sản tươi, quả xoài, quả bơ.
  • Tóm tắt

    Những năm gần đây, công nghệ MAP (Modified Atmosphere Packaging - MAP) được ứng dụng rộng rãi trong bảo quản, lưu giữ các loại rau, củ quả tươi. Tuy nhiên sản phẩm bao gói MAP dạng túi sử dụng thực tế đã bộc lộ một số nhược điểm về khả năng bảo vệ nông sản khỏi dập nát. Trong nghiên cứu này, hộp bảo quản nông sản tích hợp màng MAP đã được chế tạo, giúp khắc phục được một số nhược điểm của màng MAP thông thường. Hai loại quả tươi là: xoài Cát và bơ Sáp đã được sử dụng để thử nghiệm bảo quản đánh giá hiệu quả của hộp tích hợp màng MAP. Kết quả, bảo quản các loại quả trên với khối lượng 5 kg trong hộp MAP kích thước 43,5×31×25 cm, sử dụng số lượng các lỗ trao đổi khí khác nhau phù hợp với hô hấp của từng loại quả, điều kiện nhiệt độ 5-10°C duy trì được chất lượng xoài Cát sau 7 tuần (49 ngày) và bơ Sáp sau 20 ngày bảo quản, chất lượng của các loại quả sau khi bảo quản đều có sự khác biệt rõ rệt khi so sánh với phương pháp bảo quản thông thường bằng hộp carton.

2. NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TÍCH HỢP SBR-MBR ỨNG DỤNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT PHÁT SINH TỪ CHUNG CƯ CAO TẦNG
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 25
  • Tác giả: Bùi Thị Thủy Ngân, Trần Hùng Thuận, Đỗ Khắc Uẩn, Nguyễn Văn Tuyến, Chu Xuân Quang
  • Từ khóa: Công nghệ SBR, công nghệ MBR, công nghệ tích hợp SBR-MBR, nước thải sinh hoạt.
  • Tóm tắt

    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định điều kiện vận hành phù hợp và đánh giá khả năng xử lý nước thải sinh hoạt phát sinh từ các tòa nhà chung cư cao tầng của công nghệ tích hợp SBR-MBR. Hệ thống SBR-MBR đã được thiết kế trên cơ sở kết hợp các công nghệ xử lý sinh học theo mẻ (SBR) và xử lý sinh học - lọc màng (MBR). Các thông số kỹ thuật chính như: năng suất lọc, giai đoạn SBR kết hợp lọc màng, chế độ lọc màng… đã được khảo sát và lựa chọn. Nước thải đầu vào có khoảng giá trị COD, BOD5, NH4 +, PO4 3, SS lần lượt là 326 - 548 mg/L, 195-320 mg/L; 36-54 mg/L, 8-22 mg/L; 110-254 mg/L. Năng suất lọc thích hợp được lựa chọn là 40 L/m2.h. Giai đoạn vận hành thích hợp là tiến hành lọc màng trong giai đoạn lắng và rút nước (sau khi kết thúc giai đoạn xử lý sinh học hiếu khí). Hiệu quả xử lý COD, BOD5, NH4 +, PO4 3, SS lần lượt là 90,4; 90,0; 91,6; 77,3; 98,0%. Kết quả cho thấy công nghệ tích hợp SBR-MBR là công nghệ phù hợp để xử lý nước thải sinh hoạt tại các tòa nhà chung cư cao tầng.

3. NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN BIẾN TÍNH TINH BỘT DONG RIỀNG BẰNG ENZYM VÀ ỨNG DỤNG CHẾ BIẾN MỨT QUẢ
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 25
  • Tác giả: Vũ Thị Ngọc Bích, Vũ Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Chà
  • Từ khóa: Tinh bột, biến tính, dong riềng, enzym, nồng độ.
  • Tóm tắt

    Nghiên cứu này khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố nồng độ tinh bột, nồng độ enzym và thời gian biến tính đến các đặc tính: độ nhớt, độ bền gel và mức độ thoái hóa của tinh bột dong riềng, từ đó xác định điều kiện biến tính để có được những tính chất phù hợp của tinh bột sử dụng làm phụ gia cho sản xuất mứt quả. Kết quả đã xác định được: sử dụng enzym Termamyl-120L để biến tính tinh bột dong riềng với nồng độ tinh bột 30%; nồng độ enzym 0,4%; thời gian 60 phút, thu được tinh bột biến tính biến tính có độ nhớt, độ bền gel, mức độ thoái hóa đều giảm so với tinh bột gốc và phù hợp để làm phụ gia trong chế biến mứt đông từ quả dâu. Với tỷ lệ 0,5% tinh bột biến tính, mứt dâu chế biến có chất lượng tốt tương đương với khi sử dụng phụ gia pectin nhập ngoại thường dùng.

4. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ Ổ TRƯỢT THỦY ĐỘNG ỨNG DỤNG TRONG BƠM NƯỚC CẤP
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 25
  • Tác giả: Nguyễn Anh Tuấn, Phan Trọng Đức
  • Từ khóa: Ổ trượt thủy động, bơm nước cấp, màng dầu bôi trơn.
  • Tóm tắt

    Ổ trượt thủy động làm việc ở chế độ bôi trơn ma sát ướt. Đặc điểm của ổ trượt thủy động là trong quá trình làm việc ngõng trục luôn được đặt trên một nêm dầu có áp lực cao. Chính đặc điểm trên đã giúp nâng cao tuổi thọ và độ tin cậy của thiết bị sử dụng ổ trượt thủy động. Bài báo này sẽ xây dựng một phương pháp tính toán thiết kế ổ trượt thủy động ứng dụng trong bơm nước cấp, hướng đến làm chủ quy trình thiết kế chế tạo phục hồi ổ trượt của bơm nước cấp.

5. NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN BÁM QUỸ ĐẠO CHO ROBOT DI ĐỘNG
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 25
  • Tác giả: Vũ Công Thành, Nguyễn Anh Tú
  • Từ khóa: Bám quỹ đạo, robot di động, bộ điều khiển.
  • Tóm tắt

    Trong những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng của robot di động nhận được nhiều sự chú ý của các nhà khoa học, trong đó việc xây dựng bộ điều khiển bám quỹ đạo cho robot có vai trò quan trọng, đóng vai trò quyết định trong việc di chuyển ổn định của robot. Bài báo trình bày phương pháp điều khiển bám quỹ đạo cho robot di động sử dụng thuật toán pure pursuit dựa trên hệ thống định vị đa cảm biến. Thuật toán sử dụng đơn giản và dễ thực hiện được thiết lập trên các thuộc tính cơ bản của mô hình động học so với đường dẫn, nhưng đem lại hiệu suất cao trong việc điều hướng. Kết quả thử nghiệm cho thấy độ chính xác và sự ổn định về vị trí và hướng của robot khi làm việc ở các đường dẫn khác nhau.

6. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ ĐẾN ĐỘ NHÁM BỀ MẶT KHI PHAY HỢP KIM NHÔM AA7075
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 25
  • Tác giả: Lê Như Trang, Trần Xuân Thái, Nguyễn Trọng Hải
  • Từ khóa: Gia công khô, gia công ướt, hợp kim nhôm AA7075, độ nhám bề mặt.
  • Tóm tắt

    Bài báo này nghiên cứu mối quan hệ và đánh giá ảnh hưởng của các thông số công nghệ đến độ nhám bề mặt chi tiết khi phay hợp kim nhôm AA7075; xây dựng phương trình hồi quy độ nhám bề mặt khi gia công không sử dụng dung dịch trơn nguội; nghiên cứu thực nghiệm so sánh độ nhám bề mặt khi gia công có sử dụng dung dịch trơn nguội và không sử dụng dung dịch trơn nguội và đưa ra các biểu đồ mức độ ảnh hưởng của các thông số công nghệ đến độ nhám bề mặt; đánh giá hiệu quả của việc gia công có sử dụng dung dịch làm mát và không sử dụng dung dịch làm mát. Kết quả nghiên cứu làm cơ sở đề các nhà công nghệ lựa chọn điều kiện gia công cho phù hợp kinh tế mà vấn đảm bảo được năng suất và chất lượng chi tiết gia công.


Banner right

LIÊN KẾT WEBSITE

Banner right Banner right Banner right