1.
|
TỐI ƯU CHẾ ĐỘ GẮT KHI MÀI THÉP X12M TRÊN MÁY MÀI TRÒN NGOÀI
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 16
- Tác giả: Nguyễn Văn Trúc, Bùi Ánh Hưng, Trịnh Thị Mai
- Từ khóa: Chế độ cắt tối ưu, thép X12M, Maple.
-
Tóm tắt
Việc xác định chế độ cắt tối ưu cho quá trình mài nhằm nâng cao chất lượng chi tiết và hạ giá thành sản phẩm rất quan trọng trong quá trình gia công. Thép X12M thuộc nhóm thép hợp kim cao, có độ bền nhiệt và độ bền cơ học cao. Vật liệu này thường dùng để chế tạo các chi tiết máy chính xác, chịu tải va đập lớn, chịu mài mòn và ăn mòn hóa học. Trong bài báo này, trên cơ sở ứng dụng phần mềm toán học Mable, tác giả đã kết hợp giữa phân tích lý thuyết với thực nghiệm để tìm ra bộ thông số chế độ cắt tối ưu khi gia công thép X12M trên máy mài tròn ngoài.
|
2.
|
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MDSOLID GIẢI MỘT SỐ DẠNG TOÁN DẦM CHỊU TẢI TRỌNG PHÂN BỐ THEO QUY LUẬT HÀM PHI TUYẾN
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 16
- Tác giả: Trần Ngọc Hải
- Từ khóa: Phần mềm MDSolids, phần mềm Maple, tải trọng dạng hàm phi tuyến, dầm tĩnh định.
-
Tóm tắt
Những phương pháp thông thường sử dụng phần mềm MDSOLIDS không giải được bài toán dầm chịu tải phân bố theo quy luật hàm phi tuyến… Với cách thay hàm phi tuyến bằng các đa thức nội suy tuyến tính, bài toán ban đầu trở thành bài toán dầm chịu tải tuyến tính, từ đó việc nhập thông số tải trọng, giải bài toán được thực hiện bình thường bằng MDSOLIDS. Đây là điểm tích cực nhất của bài báo, theo đó phạm vi ứng dụng của MDSOLIDS tăng lên, độ phức tạp giải quyết được cũng tăng lên, thuận tiện cho người sử dụng.
|
3.
|
NGHIÊN CỨU NHẬN DẠNG ẢNH CAPTCHA TRÊN TRANG WEB CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP (UNETI)
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 16
- Tác giả: Bùi Văn Hậu
- Từ khóa: CAPTCHA, MSER, SVM, UNETI.
-
Tóm tắt
Ảnh nhận thực CAPTCHA (Completely Automated Public Turing test to tell Computers and Humans Apart) được đưa vào các trang web nhằm mục đích đảm bảo an toàn thông tin tránh các yêu cầu ảo được gửi tới máy chủ. Ảnh nhận thực sẽ cung cấp thông tin cho người lập trình biết một truy cập là do con người yêu cầu hay là do máy tính tự động yêu cầu. Kết hợp với tên và mật khẩu truy nhập, ảnh nhận thực sẽ đảm bảo cho các trang web hoạt động bình thường tránh các truy cập ảo.
Trong bài báo này giới thiệu một phương pháp đơn giản để nhận dạng ảnh nhận thực, sử dụng phương pháp MSER (Maximal Stable Extremal Region) để phân đoạn ảnh đồng thời sử dụng phương pháp SVM (Support Vector Machine) để tiến hành nhận dạng. Khi áp dụng phương pháp này để nhận dạng ảnh CAPTCHA trên trang web của Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp (UNETI), phương pháp được đề xuất đạt kết quả khá cao. Trong bài báo này giới thiệu một phương pháp đơn giản để nhận dạng ảnh nhận thực, sử dụng phương pháp MSER (Maximal Stable Extremal Region) để phân đoạn ảnh đồng thời sử dụng phương pháp SVM (Support Vector Machine) để tiến hành nhận dạng. Khi áp dụng phương pháp này để nhận dạng ảnh CAPTCHA trên trang web của Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp (UNETI), phương pháp được đề xuất đạt kết quả khá cao.
|
4.
|
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO LỚP PHỦ MÀNG BÁN MẠ DÙNG CHO ĐÈN GƯƠNG VÔ CỰC
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 16
- Tác giả: Mai Hữu Thuấn
- Từ khóa: Lớp phủ màng bán mạ, đèn gương vô cực, LED
-
Tóm tắt
Công nghệ chiếu sáng và thiết bị chiếu sáng ngày càng được cải tiến để đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Lớp phủ màng bán mạ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực thực tế đời sống đặc biệt là trong chiếu sáng trang trí. Dựa trên phương pháp hóa nhóm nghiên cứu đã chế tạo lớp phủ màng bán mạ, kết hợp tính chất tạo ảnh qua hệ gương khi sử dụng LED tích hợp làm nguồn sáng, tạo ra một sản phẩm mới gọi là đèn gương vô cực (mirror infinity lights - MIL) đặc biệt trong chiếu sáng trang trí. MIL sử dụng lớp màng bán mạ có tác dụng tạo ra hệ ảnh có chiều sâu về không gian (16+20 ảnh) và hệ màu thay đổi trên LED tạo ra không gian nghệ thuật lung linh, đồng thời vẫn đảm bảo được cường độ sáng ở các chế độ khác nhau trong từng không gian riêng. Với độ bám dính tốt (đạt 72 theo thang Mohs) và độ bền của lớp phủ bán mạ tương đương với lớp phủ trên gương phẳng phản xạ toàn phần.
|
5.
|
NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC THẢI NUÔI TÔM THẺ BẰNG BỘ LỌC CÁT KẾT HỢP NUÔI TRÙN QUẾ
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 16
- Tác giả: Trương Thị Thủy
- Từ khóa: Trùn quế, nước thải thuỷ sản, tôm thẻ.
-
Tóm tắt
Trong nghiên cứu này nước thải nuôi tôm thẻ được xử lý bằng bộ lọc cát kết hợp nuôi trùn quế (vermifilter model). Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu suất các thông số giảm đáng kể, cụ thể như thông số nhu cầu oxy hoá học (COD) đạt tới 94.1%, nhu cầu oxy sinh học (BODs) đạt trên 90%, tổng hàm lượng chất rắn (TSS) lên đến 90.2% với thời gian lưu tối ưu là 18 giờ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy công nghệ mới này có thể áp dụng cho xử lý nước thải nuôi tôm nói riêng và nước thải nuôi trồng thuỷ sản nói chung.
|
6.
|
NGHIÊN CỨU ĐIỀU KHIỂN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HẠT NANO BẠC GẮN TRÊN TẤM GRAPHENE OXIT BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦY NHIỆT
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 16
- Tác giả: Vũ Văn Cát, Ngô Xuân Đinh, Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Văn Quy, Vũ Ngọc Phan, Lê Anh Tuấn
- Từ khóa: Vật liệu nano lai, Ag/GO, điều khiển kích thước, phương pháp thủy nhiệt.
-
Tóm tắt
Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày một phương pháp đơn giản để tổng hợp vật liệu nano lai giữa hạt nano bạc và tấm graphene oxit (Ag/GO) sử dụng phương pháp thủy nhiệt với polyvinylpyrrolidone (PVP) đóng vai trò chất khử cũng như chất hoạt động bề mặt. Kích thước của hạt nano bạc trên tắm GO có thể điều khiển được bằng cách thay đổi nhiệt độ và thời gian thủy nhiệt. Các đặc trưng của vật liệu nano lai Ag/GO được khảo sát bằng ảnh hiển vi điện tử truyền qua (TEM), phổ nhiễu xạ tia X (XRD), phổ hấp thụ UV-vis, phổ Raman, và phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR). Kết quả phân tích chỉ ra kích thước hạt nano bạc trên tắm GO bị ảnh hưởng mạnh bởi điều kiện thủy nhiệt với dải kích thước có thể điểu khiển từ 15-90 nm. Vật liệu nano lai Ag/GO phân tán nước tốt với kích thước hạt nano bạc điều khiển được sẽ là một vật liệu tiềm năng cho các ứng dụng đa chức năng trong các lĩnh vực khác nhau như xử lý vi sinh vật, cảm biến, xúc tác...
|
7.
|
PHÁT TRIỂN CHẤT CHUẨN THÀNH PHẦN DƯ LƯỢNG CHẤT ACRYLAMIDE TRONG NỀN KHOAI TÂY
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 16
- Tác giả: Phạm Anh Tuấn, Bùi Việt Vương, Nguyễn Thị Lý, Ngô Huy Thành
- Từ khóa: Chất chuẩn dư lượng acrylamide, phương pháp IDMS.
-
Tóm tắt
Acrylamide là hợp chất được tạo ra một cách tự nhiên trong một số thực phẩm có nguồn gốc thực vật giàu carbonhydrate, it protein trong quá trình chế biến ở nhiệt độ cao và là nguyên nhân gây ung thư ở động vật. Nhiều tổ chức quốc tế như WHO, EFSA, FSA, EPA đã đưa ra nhiều cảnh bảo về nguy cơ độc hại của Acrylamide trong thực phẩm. Viện Đo lường Việt Nam đã tăng cường công tác chế tạo và chứng nhận chất chuẩn nhằm nâng cao độ tin cậy đo lường của kết quả trong phân tích thành phần dư lượng acrylamide. Trong bài báo này, việc xác định thành phần acrylamide trong nền khoai tây của mẫu chất chuẩn chế tạo được bằng phương pháp phổ khối pha loãng đồng vị (IDMS) đã được thảo luận.
|