Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu

Tạp chí KHCN Số 42

Lượt xem: 605
Nguồn đăng : Ban biên tập tạp chí
DANH MỤC BÀI VIẾT
1. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung khí HHO tới đặc tính làm việc và phát thải của động cơ xăng
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 42
  • Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
  • Từ khóa: Khí HHO, động cơ xăng, khí thải động cơ, mô phỏng, AVL Boost.
  • Tóm tắt

    Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu mô phỏng nhằm xác định ảnh hưởng của việc bổ sung khí HHO trên đường ống nạp cho động cơ xăng tới đặc tính làm việc và phát thải tại tốc độ 6000 v/p với độ mở bướm ga là 50%. Động cơ nghiên cứu là động cơ Toyota 4A-GE. Phần mềm nghiên cứu là phần mềm AVL Boost. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khi bổ sung khí HHO 20% công suất tăng trung bình 15%, phát thải NOx tăng trung bình là 42,6%, phát thải CO giảm trung bình là 37,7% và HC giảm trung bình là 26,2%.

2. Nghiên cứu thiết kế phần mềm nhận diện khuôn mặt ứng dụng thuật toán trí tuệ nhân tạo Haar Cascades
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 42
  • Tác giả: Hoàng Anh Tuấn, Phạm Trung Thiên, Đỗ Văn Tỉnh, Nguyễn Ngọc Thể
  • Từ khóa: Nhận diện khuôn mặt, Haar Cascades, trí tuệ nhân tạo.
  • Tóm tắt

    Nhận diện khuôn mặt (Face detection) là một phần quan trọng của thị giác máy tính trí tuệ nhân tạo, nhận diện khuôn mặt được úng dụng khá phổ biển cả trong công nghiệp sản xuất lẫn đời sống hàng ngày. Bài báo này nghiên cứu hệ thống nhận diện khuôn mặt sử dụng thuật toán Haar Cascades để nhận dạng đối tượng khuôn mặt trong khung hình theo thời gian thực và định vị khuôn mặt trên khung hình. Hệ thống gồm module huấn luyện nhận dạng khuôn mặt với dữ liệu huấn luyện đầu vào của module và thuật toán trích trọn đặc trưng khuôn mặt. Sau khi có hình ảnh theo thời gian thực từ camera, tiền xử lý dữ liệu và đẩy dữ liệu vào module đã được huấn luyện nhận dạng khuôn mặt để trả ra vị trí của khuôn mặt, có vị trí khuôn mặt trên khung hình sẽ khoanh vùng khuôn mặt để hiển thị kết quả khuôn mặt trên khung hình. Kết quả nghiên cứu cho tỉ lệ chính xác với điều kiện ánh sáng ổn định lên đến 96%, tuy nhiên với điều kiện ánh sáng không ổn định, khoảng cách camera hướng tới đối tượng xa trên 500 mm độ chính xác chỉ đạt 66%.

3. Nghiên cứu giải pháp mài chính xác mặt trước xoắn vít Acsimet của dao phay lăn răng
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 42
  • Tác giả: Phạm Vũ Dũng
  • Từ khóa: Bề mặt xoắn vít, dao phay lăn răng, mài mặt trước dao phay lăn răng, gia công bánh răng.
  • Tóm tắt

    Trong số các loại dụng cụ gia công bánh răng, dao phay lăn răng (DPLR) là dụng cụ cắt đắc dụng, gia công đạt năng suất cao, có tính vạn năng rộng. Mặt trước DPLR là mặt xoắn vít Acsimet vuông (MXVAV). Mặt này được chọn làm mặt trước của DPLR vì nó đảm bảo thông số hợp lý của 2 lưỡi cắt bên và chiều cao prôfin µ dụng cụ thay đổi rất nhỏ, sau những lần mài sắc lại. Mài chính xác mặt trước là nguyên công rất cơ bản, quan trọng ảnh hưởng quyết định tới độ chính xác của DPLR và bánh răng gia công. Từ trước đến nay theo nhiều tài liệu, sau khi khi mài lại mặt trước dao phay lăn răng vẫn cho phép tồn tại độ lồi trên mặt trước (r) và vẫn chấp nhận có sai số nên khi gia công có ảnh hưởng đến prôfin của bánh răng sau khi gia công. Bài báo giới thiệu phương pháp tính toán và xây dựng mô hình công nghệ nhằm mài chính xác mặt trước MXVAV của dao phay lăn răng.

4. Nghiên cứu tối ưu điều kiện bảo quản rau cần ta (Oenanthe Javanica) bằng màng nhựa nhiệt dẻo có kết hợp phụ gia kháng khuẩn Polyguanidine
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 42
  • Tác giả: Đặng Thảo Yến Linh, Tưởng Thị Nguyệt Ánh, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Lâm Đoàn, Trần Văn Quy, Chu Xuân Quang
  • Từ khóa: Rau cần ta, bảo quản, màng kháng khuẩn, bao gói khí quyển biến đổi.
  • Tóm tắt

    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tối ưu hóa hai yếu tố thực nghiệm gồm tỷ lệ diện tích bao gói/ khối lượng nông sản (cm²/g) và nhiệt độ bảo quản (°C) có ảnh hưởng đến điều kiện cân bằng nồng độ khí oxy (%) và nồng độ khí cacbonic (%) trong môi trường bao gói bằng màng nhựa nhiệt dẻo có phụ gia kháng khuẩn polyguanidine để bảo quản rau cần ta (Oenanthe javanica). Kế hoạch thực nghiệm đa yếu tố được thiết kế gồm 9 thí nghiệm với khoảng khảo sát của 2 yếu tố thực nghiệm: tỷ lệ diện tích bao bì/ khối lượng nông sản 4,8-6,0 cm²/g và nhiệt độ bảo quản 3-7°C. Kết quả tối ưu xác đ ịnh được tỷ lệ diện tích bao bì/khối lượng nông sản là 4,95 cm²/g (tương ứng với 484g rau cần ta bao gói trong túi kích thước 400x300 mm) và nhiệt độ bảo quản là 3°C, tương ứng trạng thái cân bằng môi trường trong bao gói ở nồng độ khí oxy và cacbonic lần lượt là 1,09% và 5,19%. Chất lượng rau cần ta (sau 15 ngày bảo quản bảo quản ở điều kiện tối ưu) có hàm lượng vitamin C 18,57mg%, chất khô hòa tan tổng số 2,71°Brix, chất xơ 3,01%, protein 3,13%.

5. Nghiên cứu công nghệ sản xuất trà hoa cúc túi lọc
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 42
  • Tác giả: Đỗ Văn Chương
  • Từ khóa: Trà túi lọc, hoa cúc.
  • Tóm tắt

    Hoa cúc chi, hạ khô thảo và trà xanh là ba loại thảo dược giàu hợp chất có hoạt tính sinh học, có lợi cho sức khoẻ người dùng và được sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất trà hoa cúc túi lọc. Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu về công nghệ sản xuất trà hoa cúc túi lọc, đó là: thời gian và nhiệt độ sao khô phù hợp cho hoa cúc là 35 phút, nhiệt độ 90oC; hạ khô thảo là 45 phút, nhiệt độ 110oC và trà xanh là 40 phút, nhiệt độ 100oC. Sau khi nghiền và sàng, hạ khô thảo và trà xanh thu được dưới lưới số 18x18 và trên lưới số 44x44, hoa cúc dưới lưới số 20x20 và trên lưới số 44x44 là loại có kích thước phù hợp cho đóng túi lọc. Tỷ lệ phối trộn giữa hoa cúc - hạ khô thảo - trà xanh (%) là 75-15-10. Sản phẩm đạt loại khá và có điểm chất lượng theo phương pháp cảm quan là 17,90. Các chỉ tiêu lý hóa và chỉ tiêu an toàn thực phẩm đều phù hợp với TCVN 7975:2008 và QCVN 8-1/2011/BYT, QCVN 8-2/2011/BYT, QCVN 8-3/2011/BYT của Bộ Y tế.

6. Chế tạo TiO2 bằng phương pháp thủy nhiệt ứng dụng cho quá trình phân hủy xanh Methylene
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 42
  • Tác giả: Phạm Minh Thúy, Đinh Quốc Huy, Vũ Đức Chính, Chu Thị Thu Hiền
  • Từ khóa: Phân hủy xanh methylen, quang xúc tác TiO2, tổng hợp thủy nhiệt.
  • Tóm tắt

    Trong nghiên cứu này, hoạt tính quang xúc tác của TiO2 đã được nghiên cứu về khả năng phân hủy xanh methylen dưới bức xạ UV. TiO2 được tổng hợp bằng phương pháp thủy nhiệt ở các nhiệt độ và thời gian phản ứng khác nhau. TiO2 chế tạo ở 160oC trong 8 giờ, hiệu suất xử lý xanh methylen cao nhất trong vòng 180 phút là 80%. Vật liệu tổng hợp này được đặc trưng bởi nhiễu xạ tia X (XRD), kính hiển vi điện tử quét (SEM), phổ hồng ngoại (FTIR), phổ tán xạ năng lượng tia X (EDX). Các mô hình giả bậc nhất, giả bậc hai được sử dụng để phân tích dữ liệu động học thu được ở một số nhiệt độ khác nhau. Quá trình phân hủy MB sử dụng TiO2 tổng hợp được mô tả tốt hơn bằng mô hình giả bậc nhất.


Banner right

LIÊN KẾT WEBSITE

Banner right Banner right Banner right