Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu

Tạp chí KHCN Số 39

Lượt xem: 386
Nguồn đăng : Ban biên tập tạp chí
DANH MỤC BÀI VIẾT
1. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÍNH KINH TẾ NHIÊN LIỆU CỦA Ô TÔ SỬ DỤNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG 7 CẤP KẾT HỢP VỚI BIẾN MÔ THỦY LỰC
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 39
  • Tác giả: Nguyễn Thị Hương, Trần Văn Hoàng
  • Từ khóa: Hộp số, thủy cơ, suất tiêu hao, biến mô.
  • Tóm tắt

    Bài báo này sử dụng phần mềm MATLAB-SIMULINK [5] nghiên cứu đánh giá tính kinh tế nhiên liệu của ô tô thông qua hệ thống động lực học của xe ô tô đối với những xe sử dụng hệ thống thủy cơ, các thông số tính toán tương đương với xe du lịch 2.0 lít [2]. Kết quả tính toán cho thấy, ở các tay số 5, 6, 7 tại thời điểm công suất Ne từ 40 kW, 60 kW, 80 kW cho biết được suất tiêu hao nhiên liệu và quãng đường đi được của xe. Kết quả của nghiên cứu sẽ làm cơ sở cho việc tính toán, thiết kế, kiểm tra và so sánh hệ thống truyền lực. Qua đó, giúp cho người khai thác chọn được các chế độ hợp lý nhất đảm bảo hiệu suất lớn nhất và suất tiêu hao nhiên liệu nhở nhất.

2. NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN LƯỢNG PHUN MỒI HỢP LÝ TẠI MOMEN LỚN NHẤT KHI CHUYỂN ĐỔI ĐỘNG CƠ DIESEL SANG SỬ DỤNG LƯỠNG GUYÊN LIỆU LPG/DIESEL
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 39
  • Tác giả: Nguyễn Tường Vi, Bùi Ánh Hưng, Dương Hải Nam
  • Từ khóa: Lưỡng nhiên liệu LPG/diesel, tính năng và phát thải, phun mồi.
  • Tóm tắt

    Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu lựa chọn lượng phun mồi hợp lý tại chế độ momen lớn nhất khi chuyển đổi động cơ diesel sang sử dụng lưỡng nhiên liệu LPG/diesel. Động cơ diesel ban đầu có hệ thống nhiên liệu diesel điều khiển điện tử kiểu tích áp, hệ thống cung cấp LPG điều khiển điện tử được thiết kế, chế tạo mới. Tác giả thử nghiệm thay đổi các lượng phun mồi khác nhau khi sử dụng nhiên liệu kép 20%LPG ở chế độ 100% tải, 2000 v/ph, momen lớn nhất. Ảnh hưởng của lượng phun mồi diesel đến nồng độ các thành phần phát thải, diễn biến áp suất trong xilanh và sự rung động của động cơ lưỡng nhiên liệu LPG/diesel được phân tích và đánh giá để lựa chọn lượng phun mồi hợp lý. Trong nghiên cứu này, lượng phun mồi hợp lý được xác định nằm trong khoảng 110 đến 120 µs.

3. THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT TRÀ TÚI LỌC TỪ LÁ CÂY ĐINH LĂNG LÁ NHỎ TRỒNG TẠI ĐĂK LĂK
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 39
  • Tác giả: Đặng Thị Thanh Quyên, Nguyễn Thị Thảo, Hoàng Văn Công
  • Từ khóa: Trà túi lọc, đinh lăng lá nhỏ, polyphenol tổng số, saponin tổng số, khả năng kháng oxy hóa.
  • Tóm tắt

    Đinh lăng lá nhỏ (Polyscias fruticosa L. Harms) là loại thảo dược giàu hợp chất có hoạt tính sinh học, có lợi cho sức khoẻ người dùng. Bài báo nghiên cứu điều kiện sản xuất trà túi lọc đinh lăng lá nhỏ bao gồm: kích thước nguyên liệu sấy, nhiệt độ sấy, tỷ lệ nước pha/nguyên liệu và thời gian pha. Kết quả cho thấy lá đinh lăng được sấy ở nhiệt độ 80oC bảo tồn hàm lượng polyphenol, saponin tổng số và khả năng chống oxy hóa tốt hơn so với lá đinh lăng đã được nghiền nhỏ và sấy ở các nhiệt độ 60, 70, 90 và 100oC. Hàm lượng polyphenol, saponin và khả năng kháng oxy hóa lần lượt là 6,76 (mgGAE/g NL); 3,51 (mgEE/g NL); 67,5%. Sản phẩm sau sấy được khảo sát tỷ lệ nước pha và thời gian pha nhằm lựa chọn thông số pha trà phù hợp. Ở điều kiện pha trà tỉ lệ nước pha/nguyên liệu (ml/g) là 30/1 trong thời gian 15 phút thì hiệu quả trích ly của các hợp chất có trong trà đinh lăng là tốt nhất với hàm lượng polyphenol, saponin và khả năng kháng oxy hóa lần lượt là 5,85 (mgGAE/g NL); 3,35 (mgEE/g NL); 57,49%.

4. NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN LÊN MEN SẢN XUẤT Β-GLUCAN TỪ CHỦNG AUREOBASIDIUM PULLULANS APX1.5.4.1 SỬ DỤNG
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 39
  • Tác giả: Hoàng Thị Ngọc Anh, Vũ Văn Hạnh
  • Từ khóa: β-glucan, pullulan, A. pullulans APX1.5.4.1.
  • Tóm tắt

    Khả năng sản xuất exo-polysaccharide (β-glucan và pullulan) bởi chủng A. pullulans APX1.5.4.1 bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, thời gian lên men và pH môi trường. Mục đích của nghiên cứu này là xác định được điều kiện lên men để sản xuất β-glucan cao bằng phương pháp đáp ứng bề mặt (RSM). Kết quả cho thấy, điều kiện lên men với nhiệt độ 28oC, thời gian lên men 3 ngày và pH 6 cho lượng β-glucan cao nhất đạt 11,215±0,083 g/L, cao hơn 6,02 lần so với lượng β-glucan (1,862 g/L) từ chủng A. pullulans KSY-0516 và 1,22 lần so với lượng β-glucan (9,2 g/L) từ chủng A. pullulans M-2. Ở điều kiện lên men này cũng cho hàm lượng pullulan thu được cũng khá cao đạt 20,48±0,15 g/L. Sử dụng phương pháp bề mặt đáp ứng đã giúp xác định được điều kiện lên men phù hợp để sản xuất β-glucan và pullulan với giá trị R2 lần lượt là 0,9955 và 0,9960.

5. NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU Bi2WO6/ZnO ỨNG DỤNG ĐỂ XỬ LÝ KHÁNG SINH LEVOFLOXACIN
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 39
  • Tác giả: Đoàn Văn Thuần, Ngô Hoàng Long, Lê Thanh Hằng, Nguyễn Minh Việt
  • Từ khóa: ZnO, Bi2WO6/ZnO, kháng sinh Levofloxacin, xúc tác quang.
  • Tóm tắt

    Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm kháng sinh trong nước đã trở nên ngày càng nghiêm trọng trên toàn cầu. Có nhiều phương pháp được sử dụng nhưng quang xúc tác là một phương pháp mới, hiệu quả trong việc xử lý vật liệu hữu cơ. Vật liệu quang xúc tác ZnO được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực xử lý môi trường, nhưng vật liệu ZnO có nhược điểm là chỉ thể hiện hoạt tính quang xúc tác dưới tác động của tia UV. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp và phân tích vật liệu Bi2WO6/ZnO bằng các kỹ thuật phân tích hiện đại như XRD, EDX, FT-IR, SEM và UV-VIS. Kết quả cho thấy vật liệu 20% Bi2WO6/ZnO cho hiệu quả xử lý tốt nhất trên 86% với điều kiện xử lý tối ưu: pH = 7, khối lượng vật liệu 0,05 g, thời gian xử lý là 150 phút. Vì vậy, vật liệu này đã cho thấy tiềm năng cao trong việc xử lý kháng sinh trong nước.

6. ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN HỆ MẬT MÃ AECC THÔNG QUA VỊ TRÍ ĐIỂM TRÊN ĐƯỜNG CONG ELLIPTIC
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 39
  • Tác giả: Mai Mạnh Trừng, Ngô Quang Trí, Lê Thị Thu Hiền, Lê Trung Thực
  • Từ khóa: Mật mã đường cong elliptic, bảo mật, chuỗi dữ liệu.
  • Tóm tắt

    Hệ mật mã AECC trên đường cong elliptic sử dụng thuật toán sinh chuỗi dữ liệu, sau đó sử dụng thuật toán để mã hóa và giải mã. Khi sử dụng thuật toán sinh chuỗi dữ liệu thì ưu điểm là tăng thêm độ phức tạp khi thám mã. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến tốn dung lượng và thời gian. Trong bài báo này nhóm nghiên cứu đề xuất cải tiến hệ mật mã này không cần sinh chuỗi dữ liệu để mã hóa mà chỉ cần lấy vị trí của điểm tương ứng ký tự để mã hóa. Với việc này thì bản mã ngắn gọn hơn khi gửi bản mã trên mạng sẽ chiếm ít băng thông trên quá trình truyền.


Banner right

LIÊN KẾT WEBSITE

Banner right Banner right Banner right