1.
|
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH SỐ TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY UỐN ỐNG THÉP CT38 CÓ ĐƯỜNG KÍNH TỪ Φ10 ĐẾN Φ30 VỚI ĐỘ DÀY TỪ 1 ĐẾN 2 mm
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 14
- Tác giả: Nguyễn Tuấn Hưng
- Từ khóa: Mô hình số, tính toán, thiết kế, máy uốn ống, thép CT38.
-
Tóm tắt
Hiện nay trên thế giới, thép ống được sử dụng rất rộng rãi trong hầu hết các ngành công nghiệp, xây dựng, trang trí nội thất... với rất nhiều chủng loại ống khác nhau, đường kính cũng như vật liệu làm ống rất đa dạng. Các loại máy uốn ống đã được nghiên cứu nhưng vẫn thô sơ và phần lớn dừng lại ở máy uốn thủ công và máy uốn ống thông thường. Bài báo trình bày việc sử dụng phương pháp mô hình số tính toán, thiết kế một máy uốn ống không gian cho ống thép CT38 có đư ờng kính từ 10 đến 30 và độ dày 1 đến 2 mm. Từ việc phân tích quá trình uốn ống, các thông số đầu vào được tính toán và thiết kế trên môi trường số nhằm tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí cho việc sản xuất sản phẩm.
|
2.
|
TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG DỤNG CỤ KIỂM TRA 3D CHI TIẾT CƠ KHÍ SỬ DỤNG HỆ THỐNG QUÉT LASER ĐƯỜNG
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 14
- Tác giả: Đặng Văn Hòa
- Từ khóa: Tính toán, thiết kế, kiểm tra 3D chi tiết cơ khí, quét laser đường.
-
Tóm tắt
Khoa học công nghệ phát triển đã đưa công nghệ quét 3D vào trong đo lường hiện đại với độ chính xác, năng suất, khả năng đáp ứng cao hơn rất nhiều so với các phương pháp truyền thống. Từ đó nâng cao khả năng tự động hóa quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Trên thị trường hiện nay đã xuất hiện nhiều loại máy đo 3D công nghiệp gọn nhẹ về kích thước và đạt độ chính xác cao nhưng chi phí rất đắt và không phù hợp với nền công nghiệp Việt Nam hiện nay. Bài báo trình bày phương pháp thiết kế và mô hình hóa thiết bị kiểm tra kích thước chi tiết cơ khí đạt độ chính xác cao với kết cấu đơn giản và chi phí thấp.
|
3.
|
NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KHUYẾT TẬT DO MẤT ỔN ĐỊNH TRONG CÔNG NGHỆ TẠO HÌNH VẬT LIỆU
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 14
- Tác giả: Trương Minh Đức
- Từ khóa: Khuyết tật, mất ổn định, tạo hình vật liệu.
-
Tóm tắt
Khi tính toán công nghệ người thiết kế cần phải xem xét sao cho tránh được các khuyết tật có thể xuất hiện trong vật dập. Tuy nhiên, một trong các dạng khuyết tật rất khó phát hiện khi tính toán công nghệ đó là trường hợp ngậm xỉ trong vật liệu do biến dạng phôi bị gấp và không thể loại bỏ được khi đã hoàn thành sản phẩm. Sự hình thành khuyết tật chủ yếu là khi vật liệu bị nén, chồng, ép. Bài báo tập trung nghiên cứu quá trình hình thành khuyết tật do mất ổn định bằng phần mềm DEFORM, từ đó có thể tối ưu các thông số đầu vào tránh được những khuyết tất do mất ổn định. Dựa vào kết quả mô phỏng giúp người thiết kế khuôn và người thiết kế quy trình công nghệ dập lựa chọn hợp lý hình dạng hình học của khuôn, phôi ban đầu cũng như các thông số cơ bản.
|
4.
|
XÁC ĐỊNH CỰC TRỊ HÀM PHI TUYẾN BẰNG MAPLE, ỨNG DỤNG XỬ LÝ SỐ LIỆU THỰC NGHIỆM, XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ GẮT TỐI - U KHI DÙNG DAO THÉP GIÓ PHỦ TIN PHAY THÉP HỢP KIM 9XE
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 14
- Tác giả: Trần Ngọc Hải
- Từ khóa: Cực trị hàm phi tuyến, tối ưu chế độ cắt.
-
Tóm tắt
Bài báo trình bày phương pháp xác định cực trị hàm phi tuyến bằng Maple, ứng dụng sử lý số liệu thực nghiêm, xác định chế độ cắt tối ưu khi dùng dao thép gió phủ TiN phay thép 9XC. Quá trình tính toán, thiết lập hàm mục tiêu theo các biến công nghệ (s, v, t), xác định tối ưu (s, v, t) để hàm mục tiêu đạt cực trị được thực hiện nhanh chóng bằng (Maple, Math) là các phần mềm toán thông dụng, thuận tiện cho người sử dụng, phạm vi áp dụng rộng.
|
5.
|
NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP TAGUCHI ĐỂ LỰA CHỌN CÁC THÔNG SỐ CẮT TỐI ƯU CHO QUÁ TRÌNH GIA CÔNG PHAY KHUÔN LÀM BẰNG THÉP AS 3678-250 TRÊN MÁY PHAY GNG
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 14
- Tác giả: Chu Việt Cường, Bùi Ánh Hưng
- Từ khóa: Tối ưu hóa, gia công cắt gọt, phương pháp Taguchi.
-
Tóm tắt
Bài báo trình bày việc nghiên cứu phương pháp Taguchi để lựa chọn các thông số cắt tối ưu (S, V, t) cho quá trình gia công phay khuôn ép nhựa làm bằng thép hợp kim AS 3678-250 trên trung tâm gia công CNC sao cho đạt được độ nhám nhỏ nhất và độ mòn dao nhỏ nhất. Đây là một phương pháp tiếp cận mới, dễ sử dụng và đang được sử dụng rất rộng rãi trong các ngành công nghiệp sản xuất.
|
6.
|
SO SÁNH KHẢ NĂNG KHÁNG VI KHUẨN SALMONELLA ENTERITIDIS CỦA CÁC VẬT LIỆU NANO TỔ HỢP Fe3O4-Ag VÀ NANO Ag
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 14
- Tác giả: Vũ Thị Trang, Phùng Thị Hồng Vân, Lê Thị Tâm, Vũ Ngọc Phan
- Từ khóa: Fe3O4-Ag, vật liệu nano tổ hợp, kháng khuẩn, Salmonella enteritidis.
-
Tóm tắt
Trong bài báo này, chúng tôi trình bày quy trình tổng hợp vật liệu nano tổ hợp ôxit sắt từ-bạc và nano bạc bằng phương pháp hóa học. Đồng thời so sánh khả năng kháng khuẩn với chủng vi khuẩn gram âm Salmonella enteritidis của hai loại vật liệu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả hai vật liệu nano tổ hợp Fe3O4-Ag và nano bạc đều có khả năng kháng vi khuẩn Salmonella enteritidis. Và khả năng kháng khuẩn của vật liệu nano tổ hợp Fe3O4-Ag thấp hơn của vật liệu nano bạc.
|
7.
|
NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP CHẤT BÉO CẤU TRÚC CÓ CHỨA AXIT LINOLEIC NỐI ĐÔI LIÊN HỢP (GLA)
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 14
- Tác giả: Vũ Phương Lan
- Từ khóa: Chất béo cấu trúc, dầu đậu nành, enzym, CLA.
-
Tóm tắt
Tổng hợp chất béo cấu trúc (structured lipid) chứa acid béo linoleic có nối đôi liên hợp (CLA) được thực hiện giữa CLA và dầu đậu nành có sử dụng enzyme làm chất xúc tác. Tiến hành khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ giữa CLA và dầu đậu nành, lượng enzyme sử dụng, thời gian phản ứng đến lượng CLA liên kết vào phân tử triacylglyceride. Kết quả cho thấy 36,57 mole% CLA liên kết vào dầu đậu nành sau 48h phản ứng, với tỷ lệ CLA:dầu đậu nành là 4:1 và sử dụng 20% enzyme Rm Im. Thành phần acid béo và tính chất hoá lý của sản phẩm tổng hợp cũng được phân tích và đánh giá.
|
8.
|
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY THỐNG KÊ CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG TÀI CHÍNH
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 14
- Tác giả: Trần Thị Hoàng Yến
- Từ khóa: Thống kê, rủi ro.
-
Tóm tắt
Trong những năm gần đây thị trường tài chính trên thế giới cũng như trong nước gặp nhiều khủng hoảng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu chính là nghiệp vụ quản lý rủi ro chưa tốt. Do đó, việc nhận diện, đo lường và phòng hộ rủi ro để giảm thiểu tổn thất, nhằm đảm bảo sự hoạt động an toàn cho các tổ chức tài chính là một việc quan trọng. Việc phát triển tư duy thống kê cho sinh viên khối ngành Tài chính kế toán giúp cho họ nâng cao được khả năng đánh giá, tổng hợp, xây dựng được các mô hình toán học để là giảm thiểu nhất các tổn thất trong tài chính. Hơn thế nữa, sinh viên có năng lực tư duy thống kê tốt sẽ giúp họ đưa ra được các phương pháp đo lường rủi ro trong đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, phân bổ nguồn vốn và lập kế hoạch quản lý danh mục đầu tư có hiệu quả.
|
9.
|
NGHIÊN CỨU MÔ PHỎNG SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA KÍCH THƯỚC HẠT NANO TINH THỂ LÊN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG CHÙM ĐIỆN TỬ THU NHẬN BỞI NANOGONTACT
- Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 14
- Tác giả: Đoàn Quảng Trị, Vũ Ngọc Phan, Dương Xuân Núi, Dương Chính Cương, Nguyễn Văn Đạt
- Từ khóa: Nano tinh thể, nano-EBIC, độ dài khuếch tán, mô phỏng Monte-Carlo.
-
Tóm tắt
Phương pháp mô phỏng Monte-Carlo được sử dụng để nghiên cứu sự ảnh hưởng của kích thước hạt nano tinh thể được tạo ra một cách ngẫu nhiên trên bề mặt vật liệu và được xem như là các trung tâm tái tổ hợp. Dòng điện cảm ứng chùm điện tử thu nhận bởi nano contact. Kết quả mô phỏng cho thấy, dòng điện cảm ứng chùm điện tử giảm khi kích thước hạt nano tinh thể tăng, quan hệ của chúng theo một hàm mũ bậc một. Độ dài khuếch tán hiệu dụng của hạt tối thiểu cũng được rút ra từ đường cong dòng điện cảm ứng chùm điện tử. Ảnh hưởng của kích thước hạt nano tinh thể nên độ dài khuếch tán cũng được xem xét, kết quả chỉ ra rằng độ dài khuếch tán giảm khi kích thước hạt nano tăng. Điều này được giải thích do sự tăng vùng tái tổ hợp bề mặt.
|