Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu

Tạp chí KHCN Số 13

Lượt xem: 368
Nguồn đăng : Ban biên tập tạp chí
DANH MỤC BÀI VIẾT
1. NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ ÉP CHẢY QUÁ TRÌNH CHẾ TẠO CHI TIẾT VỎ BUGI TRÊN CƠ SỞ MÔ PHỎNG SỐ
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 13
  • Tác giả: Vũ Hoài Anh
  • Từ khóa: Ép chảy, Bugi, Mô phỏng số
  • Tóm tắt

    Vỏ bugi được chế tạo bằng nhiều phương pháp khác nhau. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chế tạo vỏ bugi theo phương pháp đúc, sau đó gia công cắt gọt. Với phương pháp này năng suất, chất lượng chi tiết không cao đặc biệt là khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật. Bài báo dưới đây trình bày các kết quả nghiên cứu một công nghệ mới, công nghệ ép chảy. Công nghệ này có ưu điểm nổi bật trong gia công loạt lớn và có khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm. Với việc ứng dụng phương pháp mô phỏng số cho phép phân tích đánh giá quá trình tạo hình chi tiết vỏ bugi bằng công nghệ ép chảy cũng như tối ưu được các thông số công nghệ, hình dạng và kích thước của khuôn ép. Vì vậy kết quả thu được ta có thể ứng dụng vào thực tế để chế tạo khuôn ép chảy cũng như tạo ra được các sản phẩm có chất lượng cao.

2. NGHIÊN CỨU TÍNH NĂNG THIẾT KẾ TRONG KHUÔN ÉP PHUN LÀM GIẢM LƯỢNG PHẾ LIỆU
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 13
  • Tác giả: Nguyễn Tuấn Hưng
  • Từ khóa: Quá trình ép phun, thiết kế khuôn, hình dạng kênh dẫn, khuyết tật.
  • Tóm tắt

    Bài báo trình bày một dạng hình dáng mặt cắt mới của hệ thống cấp nhựa trong khuôn ép phun nhằm giảm phế liệu và thời gian chu kỳ cũng như phun nhựa dễ dàng hơn từ hệ thống cấp nhựa của khuôn. Các khuyết tật của chi tiết nhựa trong quá trình ép phun được phân tích bằng phần mềm SolidWorks Plastic để đánh giá các hình dáng hình học mới. Hệ thống cấp nhựa có tiết diện hình elip được đề xuất với tỷ lệ khác nhau cho hai chi tiết tấm phẳng tròn với bề dày 1 mm. Phương pháp phần tử hữu hạn được sử dụng trong SolidWorks Plastic mô phỏng quá trình ép phun chi tiết. Thông số đầu vào được lựa chọn giống như đầu vào của máy ép phun.

3. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TAGUCHI TỐI ƯU HÓA CÁC THÔNG SỐ ĐẦU VÀO QUÁ TRÌNH ÉP PHUN SẢN PHẨM MẶT NẠ XE MÁY HONDA WAVE 2012
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 13
  • Tác giả: Trịnh Kiều Tuấn
  • Từ khóa: Cắt dây; CNC
  • Tóm tắt

    Phương pháp gia công cắt dây tia lửa điện (WEDM) được giới thiệu vào cuối thập niên 1960. Lúc đó nó là công nghệ mang tính đột phá và độc nhất vô nhị, đặc biệt là khả năng gia công các vật liệu cứng dẫn điện một cách dễ dàng. Trong những năm gần đây, công nghệ WEDM đã có những sự phát triển vượt bậc, các máy WEDM ngày càng tinh vi hơn và ngày càng thể hiện tính hiệu quả và khả năng đạt độ chính xác cao. Tìm ra mối quan hệ giữa các thông số công nghệ tới chất lượng bề mặt (độ nhám bề mặt Ra) là vấn đề rất quan trọng khi gia công các chi tiết cần độ bóng bề mặt cao. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số: Độ kéo dài xung (Ton) và khoảng cách xung (Toff) khi gia công thép C45 trên máy cắt dây DEM 320 A thông qua thực nghiệm, từ đó tìm ra mối liên hệ giữa chúng, giúp chọn được thông số công nghệ hợp lý khi gia công các chi tiết cần độ bóng bề mặt và độ chính xác cao. .

4. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SÓNG VI BA WIFI LÊN CƠ THỂ SỐNG
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 13
  • Tác giả: Mai Hữu Thuấn, Nguyễn Thị Hồng Phượng, Trịnh Xuân Cường
  • Từ khóa: Hiệu ứng phi nhiệt, bức xạ điện từ (BXĐT), cơ thể
  • Tóm tắt

    Bức xạ vi ba được coi là lành vì có năng lượng bức xạ nhỏ (E = hγ~10-6÷10-4eV). Tuy nhiên, nó có thể gây ra tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe con người nếu công suất bức xạ và thời gian tiếp xúc chiếu xạ lớn.Các kết quả nghiên cứu ban đầu kiểm tra trên 31 thiết bị phát wifi của 6 hãng khác nhau cho thấy mật độ công suất bức xạ điện từ (BXĐT) của một số loại thiết bị phát wifi có giá trị cao (0,50  0,86 mW/cm2 với khoảng cách 10  120 cm) và có ảnh hưởng rõ rệt đến cơ chế sinh học của cơ thể sống (dựa trên phân tích chuẩn đoán lâm sàng và kết quả phân tích xét nghiệm máu, hóa sinh của Thỏ). Đặc biệt là các loại thiết bị Wifi có nhiều ăng ten, công suất bức xạ của chúng trong phạm vi bán kính 1,2 m gần bằng giới hạn ngưỡng nguy hiểm ban hành bởi tổ chức y tế thế giới (WHO,1mW/cm2), do đó nếu thời gian phơi nhiễm kéo dài trên 60 phút sẽ gây nên một số biểu hiện lâm sàng và thay đổi một số thành phần của máu.

5. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TAGUCHI TỐI ƯU HÓA CÁC THÔNG SỐ ĐẦU VÀO QUÁ TRÌNH ÉP PHUN SẢN PHẨM MẶT NẠ XE MÁY HONDA WAVE 2012
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 13
  • Tác giả: Kiều Xuân Viễn
  • Từ khóa: Taguchi, tối ưu hóa, ép phun, Moldflow
  • Tóm tắt

    Sản phẩm nhựa hiện nay đang chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vật liệu nhựa ngày càng có những tính chất ưu việt như về chất lượng và độ bền. Để có được các sản phẩm nhựa đạt chất lượng và hiệu quả cao thì các thông số đầu vào cho quá trình ép phun là rất quan trọng. Phương pháp Taguchi là phương pháp tối ưu hóa quá trình gián đoạn, là phương pháp hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề về tối ưu hóa các thông số đầu vào quá trình ép phun. Bài báo trình bày về các vấn đề trong thiết kế, phân tích sản phẩm nhựa, kiểm nghiệm quá trình ép phun sản phẩm trên phần mềm Moldflow và tối ưu hóa các thông số đầu vào quá trình ép phun bằng phương pháp Taguchi.

6. XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THÔNG SỐ: ĐỘ KÉO DÀI XUNG (Ton) VÀ KHOẢNG CÁCH XUNG (Toff) TỚI ĐỘ NHÁM BỀ MẶT (Ra) KHI GIA CÔNG THÉP C45 TRÊN MÁY CẮT DÂY DEM 320 A
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 13
  • Tác giả:
  • Từ khóa:
  • Tóm tắt

7. Lỗi
  • Số tạp chí: Tạp chí KHCN Số 13
  • Tác giả:
  • Từ khóa:
  • Tóm tắt


Banner right

LIÊN KẾT WEBSITE

Banner right Banner right Banner right